là thông tin quan trọng và chúng tôi cần bạn cung cấp. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc điền theo form, bạn có thể gửi trực tiếp thông tin đến
là thông tin quan trọng và chúng tôi cần bạn cung cấp. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc điền theo form, bạn có thể gửi trực tiếp thông tin đến
Về những tiêu chuẩn, điều kiện để làm cộng tác viên dịch thuật công chứng thì được quy định rất rõ ràng tại Điều 27, Điều 28 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
2. Có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch. Đối với ngôn ngữ không phổ biến mà người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học theo quy định tại Khoản này thì phải thông thạo ngôn ngữ cần dịch.
Người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định trên được làm cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp trong phạm vi cả nước. Phòng Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra tiêu chuẩn, điều kiện của cộng tác viên dịch thuật và lập danh sách cộng tác viên dịch thuật của phòng, báo cáo Sở Tư pháp phê duyệt.
Trên cơ sở danh sách cộng tác viên dịch thuật đã được Sở Tư pháp phê duyệt, Phòng Tư pháp niêm yết công khai tại trụ sở của Phòng Tư pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho người yêu cầu chứng thực trong việc liên hệ với người dịch.
Người dịch là cộng tác viên của Phòng Tư pháp phải ký hợp đồng cộng tác viên dịch thuật với Phòng Tư pháp, trong đó xác định rõ trách nhiệm của người dịch đối với nội dung, chất lượng của bản dịch.
Có thể thấy, yêu cầu, tiêu chuẩn để được làm cộng tác viên dịch thuật công chứng không phải được các đơn vị tư nhân đặt ra mà được pháp luật nhà nước quy định trong bộ luật.
Dịch thuật công chứng được hiểu đơn giản là hoạt động chuyển đổi ngôn ngữ của những tài liệu, văn bản sang loại ngôn ngữ mục tiêu, và sau khi dịch thuật xong, các tài liệu/văn bản này sẽ được xác nhận bởi con dấu của cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền để chứng minh tài liệu đó chính xác so với tài liệu gốc, hợp pháp sử dụng tại Việt Nam. Tài liệu dịch thuật công chứng chuẩn phải có chữ ký của người dịch và có con dấu xác nhận.
Đối với một số các tài liệu nước ngoài khi dịch thuật công chứng cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự bởi cơ quan ngoại giao trước khi được dịch thuật và công chứng. Hiện nay, dịch thuật công chứng được chia làm hai loại là dịch thuật công chứng tư pháp và dịch thuật công chứng tư nhân.
Tại mục này, bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về quy trình dịch thuật công chứng tại Chúc Vinh Quý nhé, dưới đây là 7 bước khi tiến hành dịch một văn bản dịch thuật công chứng:
- Bước 1: Nhận tài liệu gốc từ khách hàng bằng hình thức trực tiếp hoặc qua thư điện tử.
- Bước 2: Xem xét, phân tích tài liệu để xác định chuyên ngành của tài liệu, từ những yêu cầu của khách hàng sẽ dự kiến thời gian hoàn thành, tổ chức nhóm dịch phù hợp.
- Bước 3: Tiến hành dịch thuật tài liệu, nhóm phiên dịch sẽ tiến hành dịch tài liệu cẩn thận, đảm bảo đúng chuẩn nghĩa so với bản gốc.
- Bước 4: Đội ngũ dịch thuật kiểm tra tài liệu dịch lần cuối, đảm bảo chính xác trước khi đi chứng thực
- Bước 5: Công chứng tài liệu dịch
- Bước 6: Bàn giao tài liệu cho khách hàng
- Bước 7: Nếu phát hiện bản dịch sai sót, khách hàng có quyền yêu cầu chỉnh sửa, dịch bổ sung.
Dịch thuật công chứng là một trong những công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, tận tâm cùng kiến thức chuyên môn cao. Chính vì thế mà hiện nay, không phải đơn vị nào cũng sẵn sàng cung cấp dịch vụ này với chất lượng uy tín cũng thời gian nhanh chóng.
Với thế mạnh là đội ngũ biên dịch viên cố định và công tác viên đông đảo, trình độ cao, cùng quy trình làm việc chuyên nghiệp, tất cả các ấn phẩm dịch tại cơ sở chúng tôi luôn được đảm bảo và có chất lượng tốt nhất.