Gọi Món

Gọi Món

Những nhà hàng xuất sắc không chỉ là nơi để thưởng thức bữa ăn ngon mà còn là nơi để khám phá, trải nghiệm và thử nghiệm những món mới. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những mẹo để giúp nhà hàng của bạn tạo sự tò mò và khuyến khích khách hàng liên tục gọi thêm món mới.

Những nhà hàng xuất sắc không chỉ là nơi để thưởng thức bữa ăn ngon mà còn là nơi để khám phá, trải nghiệm và thử nghiệm những món mới. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những mẹo để giúp nhà hàng của bạn tạo sự tò mò và khuyến khích khách hàng liên tục gọi thêm món mới.

Một số mẫu câu tiếng anh chuyên ngành du lịch thường dùng

Trên đây là một số chia sẻ về cách giao tiếp trong các tình huống hoc tieng anh du lich, hy vọng bạn sẽ cảm thấy thú vị về những kiến thức này cũng như áp dụng thật tốt trong các tình huống thực tiễn.

Tư vấn khóa học tiếng anh giao tiếp tại tphcm tốt nhất

Mì Hàn Quốc nổi tiếng với các cách chế biến hấp dẫn, tạo ra hương vị thơm ngon khó cưỡng. Bạn là tín đồ đam mê các món mì Hàn Quốc, vậy bạn đã biết hết những món mì truyền thống của xứ sở kim chi chưa? Hôm nay hãy để JEJU ORGANIC cùng bạn tìm hiểu về top 5 món mì Hàn Quốc với cách làm đơn giản ngay tại nhà nhé!

Mì tương đen (Jajangmyeon) là món mì phiên bản Hàn Quốc có xuất xứ từ Sơn Đông, Trung Quốc. Món ăn đặc trưng bởi sợi mì dày hòa quyện với nước sốt đặc sánh, gồm tương Chunjang (nước tương đặc làm từ đậu nành rang và caramel) và thịt thái lựu, rau được chiên qua dầu ăn. Món ăn này có thể ăn kèm với hải sản cũng rất ngon.

Món mì tương mang theo hương vị của sốt tương đen, vị ngọt đậm đà hòa quyện cùng với thịt và rau củ tươi tạo nên món mì vô cùng hấp dẫn. Nếu không thích hương vị truyền thống, bạn có thể biến tấu nó bằng việc thay thịt thái lựu bằng thịt xay hay kết hợp với hải sản hoặc bạn có thể sử dụng tương khô thay vì tương ướt cũng rất ngon đấy.

Xuất xứ từ phía bắc của bán đảo Triều Tiên. Lúc đầu chỉ được ưa chuộng ở bắc Triều Tiên nhưng sau đó món mì này được phổ biến rộng rãi ra khắp Hàn Quốc.

Đặc trưng bởi sợi mì nhỏ được làm từ bột và tinh bột của các nguyên liệu khác nhau gồm: Kiều mạch, khoai tây, khoai lang, bột sắn dây,…Ngoài ra, còn có một số loại mì lạnh được làm từ các nguyên liệu như rong biển và trà xanh.

Thường được phục vụ trong một bát thép lớn với nước dùng lạnh và dưa chuột thái sợi, trang trí bên trên bằng những lát lê Hàn Quốc, củ cải trắng Hàn Quốc muối chua, cùng với trứng hoặc thịt heo luộc lạnh hoặc cả hai. Có thể dùng kèm chung với sốt mù tạt cay và giấm để tạo thêm hương vị trước khi ăn.

Mì lạnh Hàn Quốc là một món ăn mới lạ, sợi mì dai được kết hợp với nước dùng đậm đà từ thịt bò, vị ngọt thanh từ những lát lê Hàn Quốc hòa quyện cùng với vị giấm chua và sốt mù tạt cay tạo nên món mì lạnh vô cùng độc đáo và hấp dẫn.

Bạn không thích nước dùng lạnh vẫn có thể thay bằng sữa đậu nành hoặc dùng khô kèm với nước sốt kim chi cay đều được.

Món mì kim chi có xuất xứ từ Triều Tiên, là món ăn được kết hợp giữa canh hầm và mì ăn liền. Canh hầm được làm từ kim chi và một số nguyên liệu khác như: Hành lá, hành tây, đậu phụ thái vuông, thịt lợn và hải sản. Khi chế biến chỉ sử dụng một trong hai nguyên liệu là thịt lợn hoặc hải sản.

Nhờ có nguyên liệu kim chi mà món ăn vừa có hương vị đậm đà lại có thể cung cấp nhiều lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa. Kim chi là thành phần không thể thiếu khi làm món mì này còn những nguyên liệu khác thường tùy vào khẩu vị của mỗi người, có thể ăn kèm với đậu tương và tương ớt lên men.

Mì kim chi nổi bật với màu đỏ đẹp mắt, sợi mì dai cùng với vị chua cay từ kim chi và tương ớt Hàn Quốc đã làm nên một món ăn không chỉ ngon mà còn mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng.

Món mì này được nấu với nước dùng hải sản hoặc nước dùng từ thịt lợn và ớt bột. Nguyên liệu có thể kết hợp trong món mì này khá phong phú, bạn có thể và bổ sung các loại hải sản khác hay sử dụng hỗn hợp nước hầm xương heo, hải sản xào, dầu ớt và rau. Không những vậy, bạn còn có thể bổ sung thêm hàu đi kèm với nước dùng trắng cay.

Mì cay sự kết hợp tuyệt vời giữa nước dùng và các nguyên liệu phong phú. Mang một chút hương vị chua chua cay cay của nước dùng, vị ngọt thanh từ nguyên liệu hải sản và rau củ đã tạo nên một món ăn vừa thơm ngon lại vừa bắt mắt.

Lẩu mì được biết đến như món “hầm căn cứ quân đội” hay món hầm xúc xích cay. Nguyên liệu để làm món này khá phong phú gồm: Giăm bông, xúc xích, thịt nguội, kim chi, đậu nướng và tương ớt và bạn có thể ăn kèm cùng mì ăn liền hoặc mì ống.

Mặc dù được làm ra trong thời kỳ bần cùng của chiến tranh. Nhưng món ăn này vẫn được nhiều người yêu thích và phát triển cho đến ngày nay. Hiện nay, món ăn này thường được dùng với đồ uống có cồn và là món ăn trưa trong các khu phố đại học.

Món lẩu mì Hàn Quốc mang hương vị đậm đà từ nước hầm, màu đỏ đẹp mắt và vị cay nồng từ ớt bột hòa quyện cùng với các nguyên liệu phong phú. Tất cả làm nên một món lẩu vô cùng thơm ngon và hấp dẫn.

Sau khi tìm hiểu qua 5 món mì Hàn Quốc JEJU ORGANIC chia sẻ với bạn ngày hôm nay. Bạn đã có thể thực hiện được các món mì ngon cho gia đình và bạn bè rồi phải không nào. Hãy mau vào bếp và thực hiện các món ăn này nhé!

Mực khô xào miến cực đơn giản tại nhà qua 4 bước

Cách nấu canh rong biển thịt bò không tanh chuẩn vị Hàn Quốc

Ăn mực khô có mập không? 4 cách chế biến cho người ăn kiêng

Tìm hiểu thêm qua kênh Facbook: Tạp hoá Cô Jin – Hải sản đảo Jeju 미스진 잡화 – 제주도 해산물

Trải dài mảnh đất miền Trung đầy nắng gió là những danh lam thắng cảnh mê đắm lòng người, cùng vô vàn món ăn ngon, lạ miệng. Nếu có dịp ghé qua các tỉnh miền Trung, đừng quên thưởng thức 6 món bánh hấp dẫn từ hình thức tới hương vị dưới đây nhé.

Bánh bèo gồm có ba phần chính là bánh làm từ bột gạo, nhân tôm để rắc lên và nước mắm pha được đổ trực tiếp vào bánh chứ không cần chấm. Thành phần phụ của bánh bèo thường là mỡ hành, đậu phộng rang giã nhỏ.

Tại miền Trung, bánh bèo thường được phân ra làm hai loại là bánh bèo Quảng Nam và bánh bèo Huế. Bánh bèo Quảng Nam thường thì to, dày, ăn với nhân là bột nấu nhão gồm có thịt, tôm băm, hẹ, khi ăn bỏ thêm ít hành phi, ớt băm. Bánh bèo Huế có khác chút ít, bánh mỏng hơn, có bột tôm chấy, khi ăn kèm theo da heo chiên giòn.

Bánh bèo miền Trung đa phần đúc bằng chén, gọi là bánh bèo chén.

Bánh bột lọc là một trong những đặc sản của các tỉnh miền Trung. Vỏ bánh được từ bằng bột sắn (khoai mì) lọc lấy tinh bột, sau đó luộc một phần nhỏ bột, nhồi kỹ và làm bánh. Nhân bánh thường là tôm trộn với gia vị, có thể làm nhân bằng thịt heo nạc hay hỗn hợp tôm với thịt heo.

Sau khi nặn thành bánh, bánh được gói bằng lá chuối (hoặc có thể không gói) và hấp cách thủy. Miếng bánh trong suốt, vị dai ngon hòa quyện vào nước mắm pha tỏi ớt, thêm chút hành khô, rau mùi sẽ giúp đánh thức các giác quan của bạn.

Bánh bột lọc có thể ăn bánh nước và bánh lá.

Bánh nậm là một loại bánh đặc trưng của xứ Huế, cũng có nhân thịt tôm giống với bánh bèo, bánh lọc. Đây là thứ bánh được làm từ bột gạo vừa ngon vừa có tính chất lành nên cả người già, trẻ em, người ốm đều có thể ăn được.

Ở Huế, bánh nậm còn được làm chay, chỉ có nhân đậu xanh, dùng cho cho mâm cúng vào những ngày lễ. Ngoài ra, còn có bánh nậm nhân thịt cóc, dành cho mọi người có thể ăn để cảm nhận hương vị lạ, cũng rất ngon và hấp dẫn không kém bánh nậm tôm.

Bánh nậm là món đặc trưng xứ Huế.

Bánh ram ít nhân tôm được ghép với nhau bởi 2 phần là phần bánh ít phía trên và đế ram phía dưới. Bánh phần trên được làm bằng loại gạo nếp thơm ngon, ủ đúng giờ để bánh được dẻo mềm. Mỗi chiếc bánh nhỏ bằng quả táo bên trong là một con tôm kho.

Chỉ cần thử cắn một miếng thôi là bạn sẽ cảm nhận ngay được vị dẻo của bột nếp bánh ít và cái giòn rụm của đế ram. Người miền Trung thật khéo léo khi kết hợp hai thứ tưởng chừng như đối lập nhưng lại đem lại cảm giác lạ miệng cho thực khách khi ăn.

Bánh ram ít đem đến hương vị hấp dẫn.

Bánh tráng kẹp là một trong những món ăn vặt lọt top những món ăn đường phố hấp dẫn nhất Đà Nẵng. Được làm từ bánh tráng mềm và không quá dày, người ta sẽ cho lớp nhân lên trên bánh, có thể để vậy hoặc gấp lại, hay cuộn lại rồi nướng giòn.

Nhân bánh có thể là pate gan tẩm gia vị có rất nhiều hành phi, cho lên bánh rồi bỏ trứng cút thêm vào. Nhân bánh cũng có thể là khô bò xé sợi, cũng có khi là mực hay trứng gà tùy theo khẩu vị hay yêu cầu của từng thực khách. Bánh tráng kẹp ăn kèm với nước chấm thì ngon tuyệt.

Nếu đến Đà Nẵng, phải ăn món bánh tráng kẹp ngay nhé.

Bánh bao bánh vạc là một món ăn đặc trưng Hội An. Bánh còn có tên gọi là bánh hoa hồng trắng. Vỏ bánh làm từ gạo xay nhuyễn, nhân bánh vạc thì có thêm một số nguyên liệu như: nấm mèo, giá hột, lá hành, thịt heo … đã được thái mỏng và xào chín. Cả hai loại nhân đều được bao bọc bởi một lớp bột bánh mỏng và hấp chín qua lửa.

Bánh bao bánh vạc là hai loại có tên gọi khác nhau nhưng thường có mặt trong cùng một đĩa bánh và cùng có chung một loại nước chấm rất đặc biệt, không quá mặn, không quá nhạt và có thơm hương, vị ngọt của thịt tôm.

Bánh bao bánh vạc đẹp từ ngoài vào trong.

Cùng khám phá những khu chợ ẩm thực nổi tiếng nhất ở Hải Phòng, nơi mà những hương vị đậm đà và không khí nhộn nhịp sẽ là những trải nghiệm vô cùng...