Treponema pallidum là vi khuẩn kỵ khí và di chuyển, vì thế dễ dàng xâm nhập vào niêm mạc nguyên vẹn của âm hộ, âm đạo và cổ tử cung.
Treponema pallidum là vi khuẩn kỵ khí và di chuyển, vì thế dễ dàng xâm nhập vào niêm mạc nguyên vẹn của âm hộ, âm đạo và cổ tử cung.
Tùy theo mức độ cũng như loại môi trường bị ô nhiễm mà chúng sẽ có những hậu quả tiêu cực khác nhau đến môi trường sống, sức khỏe con người cũng như ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và xã hội.
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm rác thải môi trường, chúng ta cần phải lựa chọn các phương pháp xử lý phù hợp và thực hiện đúng cách. Sau đây, Hành Tinh Xanh sẽ cùng điểm qua một số gợi ý hiện đang được triển khai phổ biến và mang lại hiệu quả nhất định. Đó là:
Thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa ở Việt Nam đang ở trong tình trạng đáng quan ngại
Việt Nam hiện đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa vô cùng đáng quan ngại. Điều đó thể hiện rõ qua những con số thống kê cụ thể dưới đây:
Theo báo cáo của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) năm 2020, Việt Nam là một trong những quốc gia có mức tiêu thụ nhựa nhanh nhất tại châu Á. Sản lượng rác thải nhựa ước tính là khoảng 2,5 triệu tấn mỗi năm và dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong vòng 10 năm tới.
Thực trạng rác thải ô nhiễm môi trường đang mang đến rất nhiều hậu quả khôn lường. Trong đó nổi bật như:
Sở hữu 3.260km đường bờ biền cùng hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ, Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa nghiêm trọng ở môi trường biển. Hiện tại, chúng ta đang có hàng trăm km bờ biển và nhiều khu vực đảo đang hứng chịu tình cảnh rác thải nhựa xả thẳng hoặc trôi dạt vào. Điều này gây ảnh hưởng đáng kể đến môi trường biển, động vật biển và ngành du lịch.
Tình trạng này mang đến không ít thách thức và yêu cầu các cơ quan đoàn thể cần có sự phối với doanh nghiệp và cộng đồng tìm phương án đối phó thật sự phù hợp. Có như vậy, chúng ta mới có thể ngăn chặn bớt các hậu quả liên quan đến rác thải nhựa để bảo vệ môi trường sống và sức khỏe của chính bản thân mình.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải, điển hình như:
Hệ thống quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam đang gặp nhiều thách thức. Một số bãi rác công cộng và nhà máy xử lý rác thải nhựa không đáp ứng đủ nhu cầu và chất lượng. Do đó, một lượng lớn rác thải nhựa cuối cùng kết thúc trong môi trường tự nhiên, gây ô nhiễm nước, đất đai và không khí.
Dân số tăng đi cùng với sự phát triển của kinh tế góp phần thúc đẩy mạnh xu hướng tiêu dùng và sản xuất. Điều này sẽ tạo ra khối lượng lớn rác thải từ sản phẩm đã qua sử dụng, nếu chúng không được quản lý và xử lý hiệu quả sẽ mang đến mối nguy lớn cho môi trường.
Việc sử dụng các vật liệu không tái chế và không phân hủy được như chai lọ nhựa, túi ni lông,…khiến khối lượng rác xả ra môi trường ngày một tăng. Từ đó, mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt là đối với môi trường nước.
Sử dụng thùng rác để phân loại, thu gom rác giúp việc quản lý và xử lý rác thải hiệu quả, thuận tiện hơn
Thay vì vứt rác ra các bãi rác tự phát, chúng ta nên trang bị sẵn các loại thùng rác nhựa để hỗ trợ việc thu gom và phân loại rác ngay tại nguồn. Điều này không chỉ giúp ngăn chặn sự bành trướng của các bãi rác tự phát mà còn giúp các công nhân vệ sinh làm nhiệm vụ thu gom, vận chuyển thuận tiện hơn.
Rác sau khi thu gom, phân loại nên được ưu tiên tái sử dụng nếu có thể. Ngay từ trong gia đình, chúng ta cũng có thể áp dụng các ý tưởng tái chế rác thải đơn giản như tận dụng chai, lọ nhựa để làm chậu trồng cây, làm đồ chơi hay đồ trang trí trong nhà. Với những loại rác có khả năng tái chế mà chúng ta không có biện pháp thích hợp, hãy gửi đến các cơ sở thu gom rác tái chế để được xử lý đúng cách.
Nhà nước ta cần phải sớm có những khung quy định chuẩn về xử lý chất thải, nước thải. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường và có hình thức xử lý nghiêm khắc với những hành vi vi phạm.
Các nhà máy, khu công nghiệp cần xây dựng hệ thống xử lý chất thải, khí thải và nước thải theo tiêu chuẩn ban hành. Ưu tiên sử dụng các biện pháp vi sinh thân thiện thay cho hóa chất. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay tuy rất đáng báo động. Nhưng chúng ta vẫn có thể cứu vãn nếu cùng chung tay khắc phục hậu quả. Nếu bạn đang tìm địa chỉ cung cấp giải pháp xử lý nước thải uy tín, giá tốt, hãy liên hệ với chúng tôi. Hãy để Green đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường cho gia đình bạn.
Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển – Phường 12 – Q.Tân Bình – Tp.Hồ Chí Minh
Ô nhiễm rác thải có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau và để lại hậu quả khôn lường cho môi trường và sức khỏe con người. Hãy cùng Hành Tinh Xanh tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng ô nhiễm rác thải tại Việt Nam cũng như các biện pháp có thể áp dụng để khắc phục vấn đề này nhé!
Ô nhiễm rác thải mang đến nhiều thách thức cho cộng đồng toàn cầu
Ô nhiễm rác thải xuất hiện khi số lượng rác ngày một tăng và không được xử lý đúng cách
Ô nhiễm rác thải là hiện tượng môi trường bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự hiện diện và xử lý không đúng cách của rác thải. Thông thường, các loại rác có thể gây ra tình trạng này bao gồm là các vật liệu, chất thải không còn sử dụng được, không có giá trị kinh tế hoặc không thể phân huỷ tự nhiên. Cụ thể như như: rác thải rắn, chất thải lòng và các loại khí thải do con người tạo ra trong quá trình sản xuất, tiêu dùng và sinh hoạt hàng ngày.
Ô nhiễm rác thải có thể xuất hiện ở nhiều hình thái khác nhau, cụ thể như:
Rác thải chất đống, bừa bãi, tràn lan trên mặt đất ở các khu dân cư hoặc bãi rác tự phát làm mất mỹ quan và gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất.
Do rác thải nhựa, hóa chất và các loại chất thải khác bị ném vào hoặc xả vào ao hồ, sông suối, biển,...
Sự xả thải không đúng cách của các loại rác vô cơ, hữu cơ sẽ làm giảm chất lượng đất và gây ảnh hưởng hiệu quả canh tác. Nghiêm trọng hơn , các thành phần độc hại có trong rác sẽ ngấm vào đất và gây ô nhiễm. Điều đó mang đến mối đe dọa nguy hiểm cho an toàn hệ sinh thái và sức khỏe con người khi sử dụng thức ăn bị nhiễm độc từ đất.
Rác thải hữu cơ như thức ăn thối rữa, chất béo và các chất thải động vật có thể gây sự phát triển quá mức của vi khuẩn, nấm và các hình thái sinh học khác. Điều này có thể làm suy yếu hệ sinh thái tự nhiên và gây bệnh cho con người và động vật.
Tình trạng rác thải tràn lan không chỉ làm ảnh hưởng đến mỹ quan mà còn làm mất đi sự trong lành, an toàn của môi trường xung quanh. Từ đó dẫn đến suy giảm đáng kể chất lượng môi trường sống của mọi loại sinh vật, bao gồm cả con người.