Nước Nào Giàu Nhất Trên Thế Giới

Nước Nào Giàu Nhất Trên Thế Giới

Có nhiều chỉ số khác nhau được dùng để đánh giá sự giàu có của một quốc gia, vùng lãnh thổ, nhưng thường bao gồm tổng sản phẩm trong nước (GDP), GDP bình quân đầu người hoặc tổng thu nhập quốc dân (GNI).

Có nhiều chỉ số khác nhau được dùng để đánh giá sự giàu có của một quốc gia, vùng lãnh thổ, nhưng thường bao gồm tổng sản phẩm trong nước (GDP), GDP bình quân đầu người hoặc tổng thu nhập quốc dân (GNI).

Việt Nam đứng thứ mấy trong các nước giàu nhất thế giới?

Theo dữ liệu mới nhất từ IMF, năm 2022, GDP bình quân đầu người ở Việt Nam đạt khoảng 4.162,94 USD, xếp thứ 117 trên thế giới.

Với con số này, GDP bình quân đầu người Việt Nam năm 2022 lớn hơn 7 bậc so với năm 2021 và 56 bậc so với năm 2000 trên quy mô thế giới. Về xếp hạng quy mô kinh tế trên thế giới, Việt Nam đứng thứ 37, đồng thời, theo dự đoán của IMF, nước ta sẽ đạt đến vị trí thứ ba Đông Nam Á về quy mô kinh tế trong năm 2023. Cụ thể, mức GDP đạt 469,62 tỷ USD, tăng trưởng 6,2%.

Du ngoạn các nước giàu nhất thế giới cùng Pan American Travel

Nhìn chung, trong top 5 nước giàu nhất thế giới tính tới thời điểm hiện tại, có tới 4 quốc gia nằm trong khu vực châu Âu. Qua đó, có thể thấy được rằng, nền kinh tế châu Âu đã và đang được phát triển rất mạnh mẽ, bền vững, đảm bảo đời sống và những quyền lợi xã hội cho mỗi công dân của họ.

Nếu quý vị đang lên kế hoạch cho chuyến du ngoạn châu Âu sắp tới, đặc biệt là những nước giàu nhất thế giới có trong bảng xếp hạng trên, hãy để Pan American Travel giúp đỡ. Với kinh nghiệm lâu năm trong nghề, đường tour được sắp xếp khoa học, thú vị, không bỏ lỡ bất cứ điểm đến đẹp nào trên mảnh đất châu Âu. Từ Luxembourg cổ kính tới quốc đảo “ngọc lục bảo” Ireland, Na Uy thanh bình tới những ngôi làng cổ tích ẩn mình sau dãy núi tuyết Alps ở Thụy Sĩ. Tất cả sẽ được “đóng gói” một cách hoàn hảo trong những hành trình du lịch cùng Pan American Travel!

Liên hệ với Pan American Travel để được tư vấn chi tiết!

Gwendolyn Phung hiện là một Travel Blogger có tiếng tại Việt Nam, đồng thời là Cố vấn du lịch cho các sản phẩm tour Châu Âu, Châu Mỹ của công ty du lịch Pan American Travel. Ngay từ những ngày tháng còn là du học sinh Thuỵ Sĩ, cô đã chia sẻ đến độc giả và người xem những trải nghiệm du lịch hấp dẫn khắp các quốc gia Châu Âu. Tính đến nay, Gwendolyn đã trở thành gương mặt tiêu biểu trong ngành du lịch, một trong những Influencer, Review du lịch quốc tế có nhiều người theo dõi nhất trên các nền tảng Mạng xã hội. Cô đã khám phá tất cả các quốc gia Châu Âu, mở rộng bản đồ du lịch đến Châu Mỹ và xa hơn là lục địa đen Châu Phi.

Giờ phút đưa tiễn năm cũ và đón chào năm mới luôn là một khoảnh khắc thiêng liêng mà cả thế giới đều hướng về. Ở mỗi quốc gia, người ta có cách đón mừng năm mới theo những cách rất riêng nhưng tất cả đều cầu chúc cho một năm mới với nhiều may mắn, bình an, như ý. Cùng tìm hiểu không khí đón Tết trên thế giới nhé!

Ở các nước phương Tây, mọi người thường đổ ra đường và tập trung ở các quảng trường lớn để gặp gỡ, trò chuyện, uống bia để ôn lại những gì đã qua trong một năm cũ và chào đón một năm mới may mắn hơn, nhiều niềm vui hơn. Ở nước Anh, đêm giao thừa hằng năm người dân thường tụ tập ở quảng trường Trafalgar và Piccally Circus hay ở bất cứ nơi nào có thể nghe được tiếng chuông đồng hồ Big Ben của thủ đô London báo hiệu năm mới đã đến.

Tất cả mọi người du quen hay lạ đều nắm tay nhau hát bài Auld Lang Syne và cùng đếm ngược đến thời khắc năm mới. Khi tiếng chuông đồng hồ Big Ben vang lên, đó là một khoảng khắc thiêng liêng, một giây tĩnh lặng với biết bao ước nguyện trong lòng mỗi người rồi sau đó vỡ òa trong những cái ôm, những cái ôm, những lời chúc dành cho nhau. Họ cạn ly và câu cửa miệng sẽ luôn là “Happy new year” (Chúc mừng năm mới). Tuy nhiên, vào ngày 21/8/2017 vừa qua, việc đồng hồ Big Ben phải tạm ngừng hoạt động trong 4 năm cho việc sửa chữa đã khiến nhiều người dân Anh phải tiếc nuối và có thể sẽ ảnh hưởng đến không khí đón Tết của London năm nay. Chúng ta cùng đợi xem nước Anh sẽ đón Tết thế nào khi vắng tiếng chuông đồng hồ Big Ben nhé!

Trước đây, Nhật Bản cũng đón Tết âm lịch như Việt Nam chúng ta nhưng từ năm 1873 đến nay họ đã chuyển sang ăn Tết dương lịch như các nước phương Tây. Mặc dù vậy, người dân Nhật Bản vẫn giữ lại những phong tục truyền thống của mình như tổng vệ sinh, trang trí nhà cửa, làm các món ăn truyền thống, làm thiệp chúc Tết để tặng nhau.

Đêm giao thừa ở Nhật Bản được gọi là Omisoka. Vào thời khắc giao thừa, tất cả các ngôi chùa đều đồng loạt gióng lên 108 hồi chuông tượng trưng cho 108 ham muốn trần tục của con người theo quan điểm Phật giáo. Nếu từ chỗ bạn ở không thể lắng nghe được tiếng chuông chùa thì vẫn có thể xem nghi thức này trên các kênh truyền hình. Giao thừa ở Nhật, nhiều người dân vẫn đổ ra đường để tham gia các hoạt động vui chơi, xem bắn pháo hoa, nhưng cũng có rất nhiều người ở nhà với gia đình và cùng nhau thưởng thức mì trường thọ hoặc là ăn lẩu. Du lịch Nhật Bản trải nghiệm tết ở đất nước này nhé.

Giống như các quốc gia khác trên thế giới, người dân ở Mỹ cũng đón tết Dương Lịch trong không khí vui tươi phấn khởi. Vào đêm giao thừa, mọi người thường tập trung ở Times Square, cùng nhau đếm ngược và chào đón khoảng khắc đầu tiên của năm mới. Thời khắc kim đồng hồ vừa điểm 0g, một quả cầu thủy tinh thật to sẽ được thả từ từ xuống cùng hàng nghìn mảnh giấy đủ màu sắc. Khi quả cầu chạm đất cũng là lúc người dân Mỹ hô vang HAPPY NEW YEAR, gửi cho nhau những lời chúc tốt lành nhất và cùng nhau tung những mảnh giấy màu lên trời để cầu mong những điều tốt đẹp cho 1 năm mới đến.

Bước sang những ngày đầu năm mới, cuộc sống ở Mỹ khá tĩnh lặng, các văn phòng chính phủ, cơ quan, trường học đều đóng cửa nghỉ tết và người Mỹ sẽ dành phần lớn thời gian ở bên gia đình, đi thăm hỏi bạn bè hoặc tổ chức ăn uống tại nhà. Trong dịp năm mới, người dân Mỹ có truyền thống ăn bắp cải với hy vọng sẽ gặp được nhiều may mắn. Bên cạnh đó, người Mỹ cũng có phong tục đón năm mới khá độc đáo, cụ thể là người độc thân nếu muốn gặp được một nửa của mình trong dịp năm mới thì hãy mặc trang phục màu vàng, còn người có hy vọng phát tài trong năm mới thì sẽ chọn trang phục màu bạc.

Người Pháp đón năm mới bắt đầu từ ngày 01/01 nhưng ở mỗi miền của nước Pháp thì phong tục đón giao thừa có chút khác biệt. Cụ thể như ở miền Đông, lúc giao thừa, người ta sẽ ngậm đồng tiền vàng cầu mong phát đạt, giàu sang. Ở miền Tây, các chàng trai sẽ vào rừng tìm cây tầm gửi từ chiều cuối năm, anh chàng nào tìm thấy và mang về đầu tiên sẽ được phong ''Vua tầm gửi'', có quyền ôm hôn những cô gái đẹp đi ngang nhà mình trong suốt ngày mùng 1. Theo lịch của người Pháp, mỗi ngày trong một năm mang tên một vị thánh và ngày 31-12, đêm Giao Thừa, được gọi là đêm Thánh Sylvestre. Vào ngày này, người Pháp sẽ tổ chức bữa tiệc thịnh soạn và mời người thân bạn bè đến dự, các thành viên trong gia đình và khách mời sẽ quây quần chúc tụng nhau. Bắt đầu từ đêm giao thừa, người Pháp sẽ uống rượu say sưa cho đến hết đến ngày 3/1 mới kết thúc, bởi họ quan niệm vào ngày tết phải uống cạn hết số rượu mà họ có, như vậy mới mang lại sự điều may mắn, vạn sự như ý trong năm mới, nếu rượu vẫn còn thì sẽ gặp nhiều xui xẻo trong năm.

Ngoài ra, trong những ngày đầu năm mới, người Pháp thường kéo nhau ra đường để xem hướng gió đoán thời vận của năm. Gió thổi hướng Nam sẽ báo hiệu một năm bình an, mưa thuận gió hòa. Gió thổi hướng Tây sẽ là một năm đầy may mắn với nghề đánh cá và nuôi sữa bò. Gió thổi hướng Đông báo hiệu một mùa bội thu, nhà nhà no đủ. Nhưng nếu gió thổi hướng Bắc thì đây sẽ là báo hiệu cho một năm đầy khó khăn. Người dân sống tại thủ đô Paris cũng có một quan niệm rằng trong lần xuất hành đầu tiên của năm mới, nếu ai gặp được 3 anh lính thủy thì người đó sẽ được may mắn cả năm.. Du lịch Châu Âu thời điểm này được coi là đẹp nhất,

Nếu giao thừa ở các nước khác rơi vào cuối 12 đang là mùa Đông lạnh giá bên lò sưởi, áo lên ấm áp và rượu sâm panh thì đêm giao thừa tại Úc thời tiết lên đến gần 40 độ C, vì vậy người dân ở Úc thường chọn các hoạt động ngoài trời cùng trang phục mùa hè để chào đón năm mới với những chuyến đi chơi, những trò giải trí dành cho gia đình tại các bữa tiệc sôi nổi bên sông ở Melbourne và Brisbane. Đại tiệc hòa âm ánh sáng, DJ, khiêu vũ cho đến khi sang năm mới tại khu vực xung quanh công viên Elder thuộc Adelaide.

Úc là một trong những nơi đón giao thừa sớm nhất thế giới. Tết dương lịch ở Úc là những ngày vô cùng sôi nổi náo và nhiệt. Vào những giây phút cuối cùng trước nửa đêm ngày 31-12, người dân Úc sẽ khuấy động không gian bằng tiếng huýt sáo, lục lạc, còi xe và đổ chuông nhà thờ nhằm chào đón năm mới. Thời khắc giao thừa vừa điểm cũng là lúc Sydney trở thành trung tâm đón Giao Thừa của thế giới khi Cầu Cảng Sydney và nhà hát Opera bừng sáng trong những chùm pháo hoa rực rỡ đầu tiên và đẹp nhất thế giới được truyền đi cho hàng tỉ người xem trên khắp mọi nơi.

Cũng như các quốc gia Đông Nam Á, Singapore cũng chịu ảnh hưởng nhiều văn hóa văn minh phương Tây nên từ lâu cũng tổ chức đón tết dương lịch. Khi bắt đầu vào mùa lễ giáng sinh kéo dài đến tết dương lịch, từng con đường, từng khu phố ở đảo quốc Sư tử được trang hoàng lộng lẫy như khoác lên mình chiếc áo mới. Nếu Marina Bay rực sáng với dãy đèn lung linh cả một góc đảo thì các con phố khác cũng lấp lánh không kém, đặc biệt khu phố mua sắm Orchard Road trở nên đông đúc và náo nhiệt hơn bao giờ hết khi các cửa hàng mua sắm mở chiến dịch giảm giá từ 50-70% hàng loạt các mặt hàng đồng hồ, đồ điện tử, dụng cụ thể thao… thu hút sự quan tâm không chỉ với người dân Singapore mà còn với cả du khách quốc tế. Tuy nhiên, kỳ nghỉ tết dương lịch ở Singapore thường diễn ra không dài, không khí tết chỉ trong vài ba ngày kể từ 1/1 của đầu năm dương lịch, sau đó lại quay trở về nhịp sống thường ngày.

Từ nhiều thập niên qua, Thái Lan đã ăn mừng năm mới theo tết dương lịch, tết âm lịch chỉ còn là lễ hội mang tính truyền thống tôn giáo. Tết ở Thái Lan người dân được nghỉ 5 ngày. Bắt đầu từ ngày 28, hàng trăm nghìn người dân Thái rời Bangkok để về quê đón tết. Các ga tàu, bến xe liên tỉnh luôn tấp nập người chờ xe về khắp các nẻo trên đất Thái.

Tết dương lịch là dịp người Thái xum họp gia đình, chúc tết và tặng quà cho nhau. Ngày đầu năm, người Thái sẽ đi lễ chùa, tặng quà tặng tiền cho các nhà sư vì người Thái tin rằng những gì họ cho đi sẽ trở về với họ nhiều hơn trong tương lai. Vào những ngày tết dương lịch, những hàng quán ở Thái đều đóng cửa, trừ một số nơi phục vụ người nước ngoài sẽ vẫn hoạt động như thường.

Năm học của Trung Quốc thường chia làm hai học kỳ với 220 ngày một năm. Học sinh nghỉ ba tuần đến một tháng vào dịp Tết Nguyên đán (tính theo lịch âm, thường rơi vào tháng 1 hoặc tháng 2 dương lịch). Sau kỳ nghỉ Tết là học kỳ 2, thường kết thúc vào tháng 5 hoặc tháng 6.

Thời gian nghỉ hè của Trung Quốc giống với các nước châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ, thường bắt đầu từ tháng 6 đến cuối tháng 8. Học sinh thường dành kỳ nghỉ hè ở lớp học thêm, lò luyện thi để chuẩn bị cho các kỳ tuyển sinh. Ngoài ra, học sinh Trung Quốc được nghỉ 7 ngày nhân ngày quốc khánh (1/10), gọi là Tuần lễ vàng.

Đa số trường học Nhật Bản áp dụng 3 học kỳ, dài 230 ngày một năm. Năm học mới bắt đầu vào đầu tháng 4, ngay sau kỳ nghỉ xuân và kết thúc vào tháng 3 năm sau.

Trẻ em Nhật Bản có ba kỳ nghỉ. Kỳ nghỉ hè khoảng 40 ngày (5-6 tuần), thường từ 20/7 đến 31/8 và không mang ý nghĩa kết thúc năm học cũ như hầu hết quốc gia khác. Ngoài ra, còn có kỳ nghỉ đông (10 ngày, từ 26/12 đến 6/1) và kỳ nghỉ xuân (10 ngày, từ 25/3 đến 5/4) để phân tách ba kỳ học. Ngoài ra, Nhật Bản có 16 ngày lễ quốc gia như ngày Xuân phân, ngày Hiến pháp, ngày của biển...

Trẻ em Nhật Bản có ba kỳ nghỉ. Kỳ nghỉ hè khoảng 40 ngày (5-6 tuần)

Năm học ở Hàn Quốc bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 2 năm sau, được chia thành hai học kỳ (từ tháng 3 đến tháng 7 và từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau) với 220 ngày học một năm. Trong hai kỳ học, nhà trường sẽ sắp xếp kỳ nghỉ giữa kỳ dài hai tuần, nhưng lịch nghỉ chính xác do từng trường quyết định.

Kỳ nghỉ hè ở Hàn Quốc bắt đầu từ cuối tháng 7 đến giữa hoặc cuối tháng 8. Ngoài ra, còn hai kỳ nghỉ khác trong năm gồm: nghỉ Tết Nguyên đán 3 ngày, thường bắt đầu từ ngày đầu tiên của năm mới trong lịch âm (rơi vào tháng 1 hoặc tháng 2 dương lịch) và kỳ nghỉ Chuseok (lễ Tạ Ơn của người Hàn Quốc) dài 3 ngày, tổ chức vào ngày 15/8 âm lịch (rơi vào tháng 9 hoặc tháng 10 dương lịch).

Học sinh Ấn Độ được nghỉ hè tương đối ít, chỉ khoảng 1 tháng (từ tháng 5 đến hết tháng 6) hàng năm. Bù lại, các em có nhiều kỳ nghỉ lễ bởi người dân Ấn Độ theo đạo Hindu, đạo Hồi và Cơ đốc.

Ngoài ra, các em còn được nghỉ lễ Giáng sinh, lễ Diwali, Holi (lễ hội mùa xuân của người theo đạo Hindu), ngày Quốc khánh và nhiều lễ hội khác.

Tại Mỹ, năm học thường kéo dài 180 ngày, từ đầu mùa thu (ở Bắc bán cầu) đến đầu mùa hè. Kỳ nghỉ hè thường kéo dài khoảng 2 tháng rưỡi. Học sinh kết thúc năm học từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6 và bắt đầu năm học mới từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9. Kỳ nghỉ đông thường kéo dài 1-2 tuần, 1 tuần trước lễ Giáng sinh và 1 tuần sau ngày đầu tiên của năm mới.

Học sinh Mỹ có kỳ nghỉ xuân kéo dài 1 tuần, có thể là tuần trước hoặc sau lễ Phục sinh vào tháng 3 hoặc tháng 4. Một số bang có thể cho học sinh nghỉ thu, từ 1 đến 2 tuần từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10.

Ngoài ra, cả nước Mỹ được nghỉ những ngày lễ sau: Ngày sinh nhật Martin Luther King, Jr., sinh nhật Washington, sinh nhật Columbus, ngày "Juneteenth", ngày Tưởng niệm, ngày Độc lập, ngày Lao động Mỹ, ngày Quốc tế lao động, ngày Cựu chiến binh, lễ Tạ ơn.

Kỳ nghỉ hè của học sinh Pháp thường kéo dài 2 tháng, từ đầu tháng 7 cho đến hết tháng 8. Năm học mới sẽ bắt đầu vào tháng 9. Trong khi đó, kỳ nghỉ đông thường kéo dài từ 2-3 tuần vào tháng 2. Kỳ nghỉ xuân diễn ra trong 2 tuần của tháng 4.

Ngoài ra, học sinh cũng được nghỉ các ngày lễ Toussaint (ngày dành cho tất cả các vị Thánh), Giáng sinh và Năm mới.

Năm học của Đức được chia thành 2 học kỳ: Học kỳ mùa đông (từ tháng 10 đến tháng 2) và mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 8). Kỳ nghỉ hè thường kéo dài 6 tuần và kỳ nghỉ lễ Giáng sinh kéo dài 2 tuần. Ngoài ra, học sinh có kỳ nghỉ vào mùa xuân (2-3 tuần), mùa thu (2 tuần) và mùa đông (2 tuần).

Ngoài ra, ngày Thứ sáu tốt lành (Karfreitag), thứ Hai Phục sinh (Ostermontag), ngày của Mẹ (Muttertag)... là những ngày lễ quốc gia của Đức.

Các trường học ở Anh và xứ Wales thường có 2 tuần nghỉ lễ Giáng sinh và Phục sinh, khoảng 6 tuần cho kỳ nghỉ mùa hè và nghỉ 1 tuần giữa 3 học kỳ. Kỳ nghỉ dài nhất là nghỉ hè trong 5-7 tuần (từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 9). Học sinh được nghỉ 2 tuần vào dịp Giáng sinh (từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 1 năm sau) và lễ Phục sinh (tháng 3 hoặc tháng 4).

Trong năm học, học sinh Mỹ, Nhật Bản có ba kỳ nghỉ chính, học sinh Australia có bốn kỳ, riêng trẻ em Anh tới sáu kỳ nghỉ.

Ngoài ra, trong mỗi kỳ học, học sinh sẽ được nghỉ 4-7 ngày lần lượt vào tháng 10, tháng 2 và tháng 5.

Năm học mới ở Nga bắt đầu từ đầu tháng 9 và kết thúc vào cuối tháng 5 năm sau, được chia thành hai học kỳ, kéo dài trong 210 ngày.

Các trường học ở Nga có bốn kỳ nghỉ chính, tương ứng với bốn mùa trong năm. Kỳ nghỉ mùa thu kéo dài 10 ngày, kỳ nghỉ mùa đông kéo dài 11 ngày, kỳ nghỉ mùa xuân trong 9 ngày và ba tháng dành cho kỳ nghỉ hè. Ngoài ra, học sinh lớp 1 có thêm 10 ngày nghỉ vào tháng 2.

Các trường học sẽ không có lịch nghỉ chung. Lịch nghỉ trường công lập do Bộ Giáo dục và Khoa học Nga quy định, trong khi các trường tư thục có thể tự sắp xếp lịch học.

Hầu hết người Nga theo Chính thống giáo nên đối với họ, Giáng sinh rơi vào ngày 7/1. Do vậy, các trường học ở Nga sẽ nghỉ đông từ ngày 29/12 đến đầu tháng 1.

Học sinh Australia đi học 200 ngày một năm, chương trình học chia làm hai giai đoạn, mỗi giai đoạn gồm hai học kỳ. Cuối mỗi học kỳ, học sinh thường được nghỉ từ 14 ngày đến một tháng.

Thông thường, học kỳ 1 bắt đầu từ cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 và kết thúc vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4. Học kỳ 2 bắt đầu từ cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7. Học kỳ 3 bắt đầu từ giữa tháng 7 và kết thúc giữa hoặc cuối tháng 9. Học kỳ 4 bắt đầu vào giữa tháng 10 và kết thúc vào giữa tháng 12.

Australia nằm ở nam bán cầu nên mùa hè trái ngược với các nước ở bắc bán cầu. Do vậy, kỳ nghỉ hè tại Australia kéo dài từ tháng 12 năm trước đến tháng 1 hoặc tháng 2 năm sau. Điều này đồng nghĩa kỳ nghỉ hè sẽ kết hợp với nghỉ lễ Giáng sinh và năm mới (hay còn gọi là nghỉ đông ở các quốc gia nằm ở bắc bán cầu).

Còn tại Việt Nam: Theo quy định của Bộ GD&ĐT, khai giảng năm học sẽ vào ngày 5/9, thời gian kết thúc học kỳ I là 20/1, học kỳ II trước 25/5 và kết thúc năm học trước 31/5. Học sinh học 9 tháng, trong đó có 7-16 ngày nghỉ Tết và ba tháng nghỉ hè. Số tuần thực học trong năm đối với cấp mầm non và tiểu học ít nhất là 35, cấp THCS và THPT ít nhất 37; giáo dục thường xuyên ít nhất 32 tuần.

SKĐS - Chỉ còn hơn 20 ngày nữa là học sinh cả nước sẽ chính thức bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Hiện nhiều tỉnh thành đã công bố lịch nghỉ Tết của học sinh, có tỉnh cho học sinh nghỉ 8-9 ngày, có tỉnh lại quyết định điều chỉnh lại thời gian nghỉ Tết của học sinh.

TikTok đang nằm trong tầm ngắm của các cơ quan chức năng ở Hoa Kỳ, nơi một luật mới ban hành yêu cầu công ty mẹ ByteDance có trụ sở tại Trung Quốc phải thoái vốn nếu không TikTok sẽ bị cấm trên toàn nước Mỹ. Đây sẽ là đòn giáng lớn nhất đối với ứng dụng chia sẻ video phổ biến này, vốn đang phải đối mặt với nhiều hạn chế khác nhau trên khắp thế giới.

TikTok đã bị cấm ở một số quốc gia và trên các thiết bị do chính phủ cấp ở một số quốc gia khác, vì lo ngại rằng ứng dụng này gây ra những nguy cơ về quyền riêng tư và an ninh mạng.

Những lo ngại đó được phản ánh trong luật pháp Hoa Kỳ, cao điểm của nỗi lo ngại lâu dài của lưỡng đảng ở Washington rằng các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc có thể buộc ByteDance giao nộp dữ liệu người dùng ở Mỹ hoặc gây ảnh hưởng đến người Mỹ bằng cách trấn áp hoặc quảng bá một số nội dung nhất định. TikTok từ lâu đã khẳng định rằng họ không chia sẻ dữ liệu với chính phủ Trung Quốc và CEO của TikTok đã có lập trường thách thức, thề sẽ đáp trả.

TikTok đã bị cấm từ năm 2022 tại Afghanistan, cùng với trò chơi điện tử PUBG, sau khi lãnh đạo Taliban của nước này quyết định cấm truy cập với lý do bảo vệ giới trẻ khỏi “bị đưa đường dẫn lối sai”.

TikTok không được phép trên các thiết bị do chính phủ liên bang cấp. Bộ trưởng Tư pháp Mark Dreyfus cho biết ông đưa ra quyết định này sau khi nhận được lời khuyên từ các cơ quan tình báo và an ninh nước này.

Hội đồng An ninh Quốc gia vào tháng trước đã quyết định cấm vô thời hạn TikTok khỏi các thiết bị do chính phủ liên bang sở hữu hoặc trả tiền. Lệnh cấm được ban hành tạm thời vào năm ngoái do lo ngại về an ninh mạng, quyền riêng tư và thông tin xuyên tạc. Thủ tướng Alexander de Croo cho biết điều này dựa trên các cảnh báo từ cơ quan an ninh nhà nước và trung tâm an ninh mạng của đất nước.

Các thiết bị do chính phủ liên bang cấp đều bị cấm sử dụng TikTok. Các quan chức trích dẫn rủi ro “không thể chấp nhận” đối với quyền riêng tư và an ninh, đồng thời cho biết ứng dụng này sẽ bị xóa khỏi các thiết bị và nhân viên sẽ bị ngăn chặn khi muốn tải xuống.

TikTok không hiện diện ở Trung Quốc đại lục, một sự thật mà CEO Shou Chew đã đề cập trong lời khai chứng trước các nhà lập pháp Hoa Kỳ. Thay vào đó, ByteDance cung cấp cho người dùng Trung Quốc Douyin, một ứng dụng chia sẻ video tương tự tuân theo các quy tắc kiểm duyệt nghiêm ngặt của Bắc Kinh. TikTok cũng ngừng hoạt động tại Hong Kong sau khi luật an ninh quốc gia sâu rộng của Trung Quốc có hiệu lực.

Bộ Quốc phòng Đan Mạch đã cấm nhân viên của mình sử dụng TikTok trên điện thoại làm việc, đồng thời yêu cầu các nhân viên đã cài đặt ứng dụng này xóa ứng dụng khỏi thiết bị càng sớm càng tốt. Bộ cho biết lý do của lệnh cấm bao gồm cả “những cân nhắc nghiêm túc về an ninh” cũng như “nhu cầu sử dụng ứng dụng liên quan đến công việc hết sức hạn chế”.

Nghị viện Châu Âu, Ủy ban Châu Âu và Hội đồng EU, ba tổ chức chính của khối gồm 27 thành viên, đã áp đặt lệnh cấm TikTok trên các thiết bị của nhân viên. Theo lệnh cấm của Nghị viện Châu Âu, các nhà lập pháp và nhân viên cũng được khuyên nên xóa ứng dụng TikTok khỏi thiết bị cá nhân của họ.

Việc sử dụng “giải trí” TikTok và các ứng dụng khác như Twitter và Instagram trên điện thoại của nhân viên chính phủ đã bị cấm vì lo ngại về các biện pháp an ninh dữ liệu không đầy đủ. Chính phủ Pháp không nêu tên các ứng dụng cụ thể nhưng lưu ý rằng quyết định này được đưa ra sau khi các chính phủ khác thực hiện các biện pháp nhắm vào TikTok.

Ấn Độ đã áp đặt lệnh cấm toàn quốc đối với TikTok và hàng chục ứng dụng khác của Trung Quốc như ứng dụng nhắn tin WeChat vào năm 2020 vì lo ngại về quyền riêng tư và an ninh. Lệnh cấm được đưa ra ngay sau cuộc đụng độ giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc tại biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Các công ty bị cấm này có cơ hội hồi đáp những chất vấn về quyền riêng tư và bảo mật nhưng lệnh cấm được áp dụng vĩnh viễn vào năm 2021.

TikTok không hoàn toàn bị cấm ở quốc gia Đông Nam Á đông dân này, chỉ bị cấm về chức năng bán lẻ trực tuyến sau khi chính quyền kiểm soát các giao dịch thương mại điện tử được thực hiện trên các nền tảng truyền thông xã hội nhằm bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ.

Bộ trưởng Ngoại giao Edgars Rinkevics cho hay ông đã xóa tài khoản TikTok của mình và ứng dụng này cũng bị cấm trên điện thoại thông minh chính thức của Bộ Ngoại giao.

Chính phủ trung ương Hà Lan đã cấm các ứng dụng bao gồm TikTok khỏi điện thoại làm việc của nhân viên với lý do lo ngại về an ninh dữ liệu. Một tuyên bố của chính phủ không nêu tên cụ thể TikTok nhưng cho biết các công chức không được khuyến khích cài đặt và sử dụng ứng dụng “từ các quốc gia có chương trình mạng tấn công chống lại Hà Lan và/hoặc các lợi ích của Hà Lan trên thiết bị làm việc di động của họ”.

Quốc gia thuộc dãy Himalaya đã áp đặt lệnh cấm toàn quốc đối với TikTok, cho rằng nó đang phá vỡ “sự hòa hợp xã hội” và phá vỡ sự lương thiện, đồng thời quy trách nhiệm cho TikTok về việc truyền tải các nội dung “không đứng đắn”. Nhà chức trách đã ra lệnh cho công ty viễn thông chặn quyền truy cập vào ứng dụng này.

Các nhà lập pháp ở New Zealand và nhân viên tại Quốc hội bị cấm cài đặt ứng dụng TikTok trên điện thoại cơ quan của họ, theo lời khuyên từ các chuyên gia an ninh mạng của chính phủ. Ứng dụng này đã bị xóa khỏi tất cả các thiết bị có quyền truy cập vào mạng quốc hội, mặc dù các quan chức có thể sắp xếp đặc biệt cho bất kỳ ai cần TikTok thực hiện nghĩa vụ dân chủ của họ.

Quốc hội Na Uy đã cấm Tiktok trên các thiết bị làm việc sau khi Bộ Tư pháp nước này cảnh báo không nên cài đặt ứng dụng này trên điện thoại cấp cho nhân viên chính phủ. Chủ tịch Quốc hội cho biết TikTok không nên có trên các thiết bị có quyền truy cập vào hệ thống của quốc hội và nên bị xóa càng nhanh càng tốt. Thủ đô Oslo của đất nước và thành phố lớn thứ hai Bergen cũng kêu gọi nhân viên thành phố xóa TikTok khỏi điện thoại làm việc của họ.

Chính quyền Pakistan ra lệnh cấm tạm thời TikTok ít nhất bốn lần kể từ năm 2020, với lý do lo ngại rằng ứng dụng này khuyến khích nội dung trái đạo đức.

Chính phủ đã ra lệnh cho các công ty viễn thông chặn quyền truy cập vào TikTok, cùng với ứng dụng nhắn tin Telegram và nền tảng cờ bạc 1XBET. Các quan chức cho biết họ lo ngại rằng các nền tảng này có thể truyền bá nội dung cực đoan, hình ảnh khỏa thân và các tài liệu khác bị coi là xúc phạm đến văn hóa Somalia và Hồi giáo.

Đài Loan áp đặt lệnh cấm khu vực công dùng TikTok sau khi FBI cảnh báo rằng ứng dụng này gây ra rủi ro an ninh quốc gia. Các thiết bị của chính phủ, bao gồm điện thoại di động, máy tính bảng và máy tính để bàn, không được phép sử dụng phần mềm do Trung Quốc sản xuất, bao gồm các ứng dụng như TikTok, Douyin tương đương bằng tiếng Hoa, hoặc Xiaohongshu, một ứng dụng nội dung về phong cách sống của Trung Quốc.

Chính quyền Anh đã cấm TikTok trên điện thoại di động mà các bộ trưởng và công chức chính phủ sử dụng. Các quan chức cho biết lệnh cấm là một “động thái phòng ngừa” vì lý do an ninh và không áp dụng cho các thiết bị cá nhân. Quốc hội Anh tiếp bước bằng cách cấm TikTok khỏi tất cả các thiết bị chính thức và “mạng lưới quốc hội rộng hơn”. Chính phủ Scotland bán tự trị và Tòa thị chính London cũng cấm TikTok trên các thiết bị của nhân viên. BBC kêu gọi nhân viên xóa TikTok khỏi các thiết bị của BBC trừ khi họ sử dụng nó vì lý do biên tập và tiếp thị.

Chính quyền Hoa Kỳ đã ra lệnh cho các cơ quan chính phủ xóa TikTok khỏi các thiết bị và hệ thống liên bang vì lo ngại về an ninh dữ liệu. Hơn một nửa trong số 50 tiểu bang của Hoa Kỳ cũng đã cấm ứng dụng này trên các thiết bị chính thức. Quốc hội và các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ cũng đã cấm như vậy. Những nỗ lực của Montana nhằm ban hành lệnh cấm TikTok trên toàn tiểu bang đã thất bại, cũng như đề xuất ở Virginia nhằm ngăn chặn trẻ em sử dụng nó.