Tắm Khuya Có Bị Sao Không

Tắm Khuya Có Bị Sao Không

Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm từ thói quen tắm khuya - Ảnh minh họa: REUTERS

Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm từ thói quen tắm khuya - Ảnh minh họa: REUTERS

Ai có nguy cơ gặp nguy hiểm khi tắm khuya?

Nhiều người cho rằng chỉ tắm khuya vào mùa đông, khi nhiệt độ thấp mới nguy hiểm. Hay chỉ người cao tuổi, có bệnh lý nền mới dễ dẫn tới nguy cơ đột quỵ. Tuy nhiên, bác sĩ Thảo cho hay việc tắm khuya tiềm ẩn nguy hiểm với cả người trẻ, đặc biệt là những trường hợp sau:

1. Sau khi vận động mạnh hoặc tập luyện cường độ cao: lúc này cơ thể đang ra nhiều mồ hôi nên có thể gây choáng váng, thiếu máu não, thậm chí có thể dẫn đến đau tim, ngất xỉu… Vì vậy, lúc này chỉ nên lau khô người và ngồi nghỉ cho thân nhiệt dần ổn định trở lại.

2. Sau khi uống rượu bia, chất kích thích: rượu có thể gây ức chế hoạt động của chức năng gan, đồng thời ngăn cản quá trình giải phóng glycogen.

Nếu tắm lúc này sẽ dẫn đến trường hợp hoa mắt, chóng mặt, toàn thân bủn rủn, hạ đường huyết, thậm chí có thể xảy ra nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

3. Khi cơ thể quá mệt mỏi, vừa trải qua một cơn ốm nặng: người ốm thường có thân nhiệt cao hơn bình thường. Thân nhiệt cơ thể lúc này có thể lên đến 39˚C - 40˚C và cơ thể đang rất yếu. Nếu đi tắm ngay sẽ dễ xảy ra những hậu quả không mong muốn, trong đó có nguy cơ đột quỵ cao.

4. Khi đang mang thai: người đang mang bầu tuyệt đối không nên tắm đêm vì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể cũng như sức khỏe của thai nhi.

5. Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt: thời gian này khí huyết bị mất, nếu tắm và gội đầu quá muộn sẽ làm ngưng khí huyết, khiến huyết ra hòn cục, gây đau bụng.

6. Sau khi cạo gió (giác hơi): phần da sau khi cạo gió hoặc giác hơi đã bị tổn thương, nếu tắm ngay ở nhiệt độ nước quá thấp, qua các lỗ chân lông đang ở trạng thái mở sẽ gây ra cảm sốt.

7. Khi quá no hay quá đói không nên tắm: để đảm bảo an toàn, bạn nên tắm trước khi ăn hoặc sau khi ăn khoảng 60 phút.

8. Trước và sau khi massage 1 tiếng đồng hồ không nên tắm: trong 1 tiếng trước và sau khi massage tuần hoàn máu ở trạng thái tăng nhanh, nếu tắm vào thời điểm này dễ xảy ra thiếu oxy não dẫn đến hôn mê, bất tỉnh.

9. Khi huyết áp thấp không nên tắm: khi tắm mạch máu giãn ra, người huyết áp thấp sẽ có nguy cơ không cung cấp đủ máu lên não và tim, dễ dẫn đến tình trạng hôn mê, bất tỉnh.

Bác sĩ cũng khuyến cáo nên tắm trước 21h, không tắm quá lâu (chỉ nên tắm khoảng 10 phút), điều chỉnh nước tắm phù hợp, không quá nóng hoặc quá lạnh… để đảm bảo sức khỏe.

Nguy hại từ thói quen tắm khuya

Mới đây, trên mạng xã hội chia sẻ câu chuyện nam sinh lớp 10 tử vong sau khi tắm khuya. Theo chia sẻ của người mẹ, nam sinh tắm muộn trong khi bị cảm cúm.

Trước đó, năm 2020, nam thanh niên 23 tuổi tại Bắc Ninh cũng tử vong sau khi tắm muộn.

Lý giải về tình trạng này, TS.BS Mai Đức Thảo, khoa thần kinh, Bệnh viện Hữu Nghị (Hà Nội), cho biết việc tắm quá muộn, tắm quá lâu, nước tắm quá nóng hoặc quá lạnh... có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc như liệt mặt, chóng mặt, đột quỵ, ngừng tim lúc nửa đêm.

Trường hợp khi cơ thể quá mệt mỏi, vừa trải qua một cơn ốm nặng sẽ đối diện với nguy cơ bởi người ốm thường có thân nhiệt cao hơn bình thường. Thân nhiệt cơ thể lúc này có thể lên đến 39˚C - 40˚C và cơ thể đang rất yếu. Nếu đi tắm ngay sẽ dễ xảy ra những hậu quả không mong muốn, có nguy cơ đột quỵ cao.

Theo bác sĩ Thảo, thời điểm ban đêm, nhiệt độ bên ngoài giảm xuống thấp, tạo ra sự chênh lệch về nhiệt độ so với cơ thể. Vì vậy, khi tắm khuya nhiệt độ cơ thể quá chênh lệch với nhiệt độ nước khiến nạn nhân dễ rơi vào trạng thái sốc nhiệt. Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo không nên tắm sau 23h.

"Về mặt sinh lý bệnh, sự hoạt hóa của hệ thần kinh giao cảm và sự bài tiết catecholamine tăng lên khi phản ứng với nhiệt độ lạnh, có thể dẫn đến tăng huyết áp, tăng gánh nặng cho tim do tăng nhịp tim và sức cản mạch ngoại vi.

Hơn nữa, trong quá trình tắm hoặc ngâm nước lạnh, nhiệt độ da giảm gây ra phản ứng hô hấp mạnh mẽ, được gọi là "sốc lạnh". Bao gồm các triệu chứng như thở hổn hển, tăng thông khí, giảm CO2, nhịp tim nhanh, co mạch ngoại vi và tăng huyết áp.

Những phản ứng hô hấp này và những thay đổi sau đó trong lưu lượng máu não có thể dẫn đến chấn thương thần kinh, đột quỵ não", bác sĩ Thảo cho hay.