DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng
DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng
DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng
Phản ánh tới Pháp Luật TP.HCM, ông Lê Tấn Hậu, Giám đốc một doanh nghiệp (DN) vận tải tại TP.HCM, cho biết ông rất bức xúc về quá trình thu hồi nợ của Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam (VIB), khi ngân hàng này xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) là hai chiếc ô tô mà công ty ông đang thế chấp trong ngân hàng này.
Khách hàng không đồng tình với cách thu hồi nợ
Ông Hậu cho biết DN vận tải của ông có ký hai hợp đồng tín dụng lần lượt vào tháng 8-2018 và tháng 5-2019 với VIB để thế chấp hai chiếc ô tô du lịch 16 chỗ.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các DN du lịch, DN vận tải bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến hai khoản vay trên bị chuyển sang nợ quá hạn.
Hai khoản vay bị nợ quá hạn từ tháng 6-2021 nhưng do thời điểm đó TP.HCM đang giãn cách nên hai bên không có điều kiện để ngồi lại với nhau bàn phương hướng xử lý nợ. Sau ngày 1-10-2021, khi TP.HCM mở cửa dần trở lại thì hai bên bắt đầu trao đổi về cách thức xử lý hai khoản vay này.
Ông Lê Tấn Hậu trình bày về vụ việc bị thu hồi tài sản của mình. Ảnh: HỮU ĐĂNG
Cũng theo ông Hậu, trong tháng 11-2021, có hai nhân viên xử lý nợ của VIB tới trực tiếp trụ sở công ty để làm việc và hai bên đã cùng nhau thống nhất phương án giải quyết là tất toán trước một khoản vay để giảm dư nợ. Khi công ty đang thực hiện phương án như hai bên đã thống nhất thì ngày 7-12-2021, có người liên hệ thuê hai xe loại 16 chỗ để đi du lịch.
Khi công ty cho tài xế đưa xe đến địa điểm hẹn với khách thuê tại khu đô thị Vạn Phúc, phường Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức thì bất ngờ bị bên VIB đến cẩu luôn hai xe về bãi xe của ngân hàng gần đó. “Điều khiến chúng tôi bức xúc là trước đó, công ty không hề nhận được thông báo thu hồi tài sản nào của ngân hàng. Buổi thu giữ xe cũng không có sự tham gia của chính quyền địa phương” - ông Hậu nói.
Ngân hàng nói thu hồi tài sản đúng luật
Thông tin về sự việc trên, Ngân hàng VIB đã có văn bản phản hồi báo Pháp Luật TP.HCM. Theo đó, VIB cho biết DN của khách hàng Hậu phát sinh nợ quá hạn nên ngân hàng đã tiến hành thu hồi TSBĐ theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, ngày 14-10-2021, ngân hàng gửi đến khách hàng thông báo yêu cầu trả nợ và chủ động bàn giao TSBĐ.
Ngày 21-10-2021, ngân hàng gửi đến khách hàng thông báo xử lý TSBĐ và thông báo thu hồi toàn bộ khoản vay và chuyển nợ quá hạn.
Ngày 7-12-2021, ngân hàng gửi trực tiếp văn bản cho UBND và Công an phường Hiệp Bình Phước (nơi thu giữ tài sản) về việc đề nghị hỗ trợ thu hồi TSBĐ và tiến hành thu giữ hai xe trong cùng ngày.
Cũng theo VIB, ngân hàng đã liên tục hỗ trợ, tạo điều kiện để khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong suốt nhiều tháng nhưng khách hàng liên tục vi phạm các cam kết/phương án mà khách hàng đã đưa ra trước đó. Biện pháp thu hồi TSBĐ để xử lý khoản vay chỉ được ngân hàng áp dụng sau khi khách hàng đã không khắc phục và nhiều lần không tuân thủ cam kết trả nợ.
Luật quy định thu hồi tài sản ra sao?
Do hai khoản vay của ông Hậu được ký kết vào năm 2018 và năm 2019 nên theo Điều 61 Nghị định 21/2021 thì quy trình thu hồi tài sản được thực hiện theo Nghị định 163/2006.
Theo đó, Điều 62 và Điều 63 Nghị định 163/2006 quy định khi thực hiện thu giữ TSBĐ, người xử lý tài sản có trách nhiệm thông báo trước cho người giữ tài sản về việc áp dụng biện pháp thu giữ TSBĐ trong một thời hạn hợp lý. Và chỉ được xử lý thu giữ tài sản sau bảy ngày kể từ ngày thông báo.
Ngoài ra, theo khoản 5 Điều 63 Nghị định 163 (được hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2014) thì trước thời điểm thu giữ TSBĐ ít nhất bảy ngày làm việc, người xử lý TSBĐ có quyền gửi văn bản thông báo về việc thu giữ TSBĐ đến UBND cấp xã nơi tiến hành thu giữ để đề nghị hỗ trợ.
Như vậy, trong trường hợp này, ngân hàng cho biết đã gửi thông báo thu hồi tài sản (21-10-2021) nhưng khách hàng không nhận được thì cần phải xem xét lại quá trình, hình thức gửi thông báo để giải quyết khúc mắc.
Bên cạnh đó, theo quy định thì trước khi tiến hành thu giữ ít nhất bảy ngày làm việc, ngân hàng có quyền gửi văn bản đề nghị UBND cấp xã, công an địa phương hỗ trợ. Trường hợp này, ngân hàng gửi văn bản thông báo cho địa phương cùng với ngày tiến hành thu giữ là không đúng về thời gian gửi thông báo. Nhưng đây là quyền của ngân hàng, không phải là quy định bắt buộc nên rất khó để nói sai quy trình thu hồi nợ.
Do đó, hai bên cần ngồi lại trực tiếp với nhau để có phương án xử lý, tạo điều kiện cho nhau để giải quyết vụ việc.
Luật sư ĐỖ THANH TRUNG, Đoàn Luật sư TP.HCM
Phụ thu tiếng Anh là gì? Phụ thu trong tiếng Anh được gọi là “surcharge” /ˈsɜːrˌtʃɑːrdʒ/ hoặc “additional charge” /əˌdɪʃənl tʃɑːrdʒ/.
Phụ thu là một khoản tiền bổ sung, tính thêm vào giá gốc của một sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều này xảy ra trong nhiều tình huống khác nhau, chẳng hạn khi bạn mua hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ. Phụ thu được áp dụng để đảm bảo rằng các chi phí hoặc yêu cầu đặc biệt không được bao gồm trong giá gốc, người mua hoặc sử dụng dịch vụ cần trả thêm tiền cho những yếu tố này.
Subject: Confirmation Of Debt Balance Following Reconciliation
Following our recent reconciliation of accounts, we wish to confirm the outstanding debt amount that remains in your account. As of [Date], the total outstanding balance is [Amount].
We would like you to review this balance to ensure that it matches your records. If there are any discrepancies or if you have any queries regarding this balance, please do not hesitate to contact us at [Contact Information]. We aim to resolve any issues promptly to maintain accurate and transparent financial records for both parties.
This letter is a formal reminder of the debt owed. We appreciate your prompt attention to this matter and look forward to your cooperation in settling the outstanding amount.
Thank you for your attention to this matter.
Tiêu đề: Xác Nhận Số Dư Công Nợ Sau Khi Đối Chiếu
Sau khi chúng tôi đối chiếu các tài khoản gần đây, chúng tôi muốn xác nhận số tiền công nợ còn lại trong tài khoản của bạn. Tính đến ngày [Ngày], tổng số dư còn lại là [Số tiền].
Chúng tôi muốn bạn xem xét lại số dư này để đảm bảo rằng nó phù hợp với hồ sơ của bạn. Nếu có bất kỳ sự không nhất quán nào hoặc nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến số dư này, xin đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi tại [Thông tin liên lạc]. Chúng tôi mong muốn giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh chóng để duy trì hồ sơ tài chính chính xác và minh bạch cho cả hai bên.
Thư này là lời nhắc nhở chính thức về khoản nợ cần phải trả. Chúng tôi đánh giá cao sự chú ý kịp thời của bạn đối với vấn đề này và mong đợi sự hợp tác của bạn trong việc giải quyết số tiền còn lại.
Cảm ơn bạn đã chú ý đến vấn đề này.
Subject: Overdue Payment Reminder
As we review our records, we have noticed that your payment of [Amount] originally due on [Due Date] has not yet been received. This has resulted in your account being past due.
We understand that there may be various reasons for this delay, and we are here to work with you towards resolving this matter. However, it is important to address this overdue payment as it affects our financial planning and operations.
Please arrange to make this payment as soon as possible to avoid any additional charges or further impact on your credit standing. If you are experiencing financial difficulties or have any questions regarding this matter, please contact us immediately at [Contact Information]. We are more than willing to discuss possible arrangements that can assist you in clearing this debt.
We appreciate your immediate attention to this matter and hope to resolve it promptly. Thank you for your cooperation and understanding.
Tiêu đề: Thư Nhắc Nhở Thanh Toán Quá Hạn
Khi xem xét hồ sơ của mình, chúng tôi nhận thấy rằng khoản thanh toán của bạn là [Số tiền], ban đầu đến hạn vào ngày [Ngày đến hạn], chưa được nhận. Điều này đã dẫn đến việc tài khoản của bạn bị quá hạn.
Chúng tôi hiểu rằng có thể có nhiều lý do cho sự chậm trễ này và chúng tôi ở đây để cùng bạn giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, việc giải quyết khoản thanh toán quá hạn này là quan trọng vì nó ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính và hoạt động của chúng tôi.
Vui lòng sắp xếp thanh toán này càng sớm càng tốt để tránh bất kỳ khoản phí bổ sung nào hoặc ảnh hưởng tiếp theo đến tình hình tín dụng của bạn. Nếu bạn gặp khó khăn về tài chính hoặc có bất kỳ câu hỏi nào về vấn đề này, vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay lập tức tại [Thông tin liên lạc]. Chúng tôi sẵn lòng thảo luận về các giải pháp có thể giúp bạn thanh toán khoản nợ này.
Chúng tôi đánh giá cao sự chú ý ngay lập tức của bạn đối với vấn đề này và hy vọng sẽ giải quyết nó một cách nhanh chóng. Cảm ơn bạn đã hợp tác và hiểu biết.
Trên đây là một số thông tin về công nợ bằng tiếng Anh mà bạn có thể tham khảo. Nếu bạn muốn có người cùng hành động trong quá trình nâng cao khả năng ngoại ngữ càng sớm càng tốt, hãy tham gia các lớp học của Tiếng Anh giao tiếp Langmaster ngay hôm nay.
Combinations with other parts of speech
Kết quả: 27, Thời gian: 0.0287