Tiền Việt Nam

Tiền Việt Nam

Trả lời câu hỏi của bạn đọc, Bộ phận tư vấn của Ban biên tập có ý kiến trao đổi như sau: - Căn cứ theo khoản 2 Điều 55 Luật Hải quan số 54/2014/QH13: “2. Người nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý vượt mức quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải khai hải quan tại cửa khẩu.” - Căn cứ theo Điều 2 Thông tư số 15/2011/TT-NHNN ngày 12/8/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:  “Điều 2. Mức ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt phải khai báo Hải quan cửa khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh 1. Cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định dưới đây phải khai báo Hải quan cửa khẩu: a) 5.000 USD (Năm nghìn Đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương; b) 15.000.000 VNĐ (Mười lăm triệu đồng Việt Nam). 2. Trường hợp cá nhân nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt bằng hoặc thấp hơn mức 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương và có nhu cầu gửi số ngoại tệ tiền mặt này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối (sau đây gọi chung là tổ chức tín dụng được phép), cũng phải khai báo Hải quan cửa khẩu. Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt mang vào là cơ sở để tổ chức tín dụng được phép cho gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán. 3. Mức ngoại tệ tiền mặt và đồng Việt Nam tiền mặt quy định phải khai báo Hải quan cửa khẩu quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng đối với những cá nhân mang theo các loại phương tiện thanh toán, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam như séc du lịch, thẻ ngân hàng, sổ tiết kiệm, các loại chứng khoán và các loại giấy tờ có giá khác.”

Trả lời câu hỏi của bạn đọc, Bộ phận tư vấn của Ban biên tập có ý kiến trao đổi như sau: - Căn cứ theo khoản 2 Điều 55 Luật Hải quan số 54/2014/QH13: “2. Người nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý vượt mức quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải khai hải quan tại cửa khẩu.” - Căn cứ theo Điều 2 Thông tư số 15/2011/TT-NHNN ngày 12/8/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:  “Điều 2. Mức ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt phải khai báo Hải quan cửa khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh 1. Cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định dưới đây phải khai báo Hải quan cửa khẩu: a) 5.000 USD (Năm nghìn Đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương; b) 15.000.000 VNĐ (Mười lăm triệu đồng Việt Nam). 2. Trường hợp cá nhân nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt bằng hoặc thấp hơn mức 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương và có nhu cầu gửi số ngoại tệ tiền mặt này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối (sau đây gọi chung là tổ chức tín dụng được phép), cũng phải khai báo Hải quan cửa khẩu. Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt mang vào là cơ sở để tổ chức tín dụng được phép cho gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán. 3. Mức ngoại tệ tiền mặt và đồng Việt Nam tiền mặt quy định phải khai báo Hải quan cửa khẩu quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng đối với những cá nhân mang theo các loại phương tiện thanh toán, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam như séc du lịch, thẻ ngân hàng, sổ tiết kiệm, các loại chứng khoán và các loại giấy tờ có giá khác.”

Sử dụng dịch vụ chuyển tiền trực tuyến

Với sự phát triển của internet, có nhiều dịch vụ chuyển tiền trực tuyến uy tín mà bạn có thể sử dụng để gửi tiền từ Úc về Việt Nam và ngược lại. Các dịch vụ như Wise, PayPal, và Remitly cung cấp các lựa chọn linh hoạt và chi phí thấp. Dưới đây là các bước bạn có thể thực hiện:

Tạo tài khoản trên trang web hoặc ứng dụng của dịch vụ chuyển tiền trực tuyến bạn chọn. Nhập thông tin cá nhân và xác nhận địa chỉ email của bạn.

Nạp tiền vào tài khoản sử dụng thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng của bạn. Một số dịch vụ cung cấp khả năng chuyển tiền trực tiếp từ tài khoản ngân hàng Úc.

Chọn người nhận ở Việt Nam và nhập số tiền bạn muốn chuyển. Hệ thống sẽ hiển thị tỷ giá hối đoái và mức phí trước khi bạn xác nhận giao dịch.

Sau khi hoàn tất giao dịch, bạn sẽ nhận được thông báo xác nhận và có thể theo dõi trạng thái chuyển tiền trong tài khoản của mình.

Chuyển tiền từ Úc về Việt Nam không còn là vấn đề phức tạp nếu bạn biết cách lựa chọn phương thức phù hợp. Tùy thuộc vào tình hình cá nhân và ưu tiên về chi phí, bạn có thể chọn giữa dịch vụ ngân hàng, chuyển tiền trực tuyến, hoặc sử dụng dịch vụ chuyển tiền nhanh truyền thống. Hãy nhớ kiểm tra tỷ giá hối đoái và mức phí để có lựa chọn tốt nhất cho nhu cầu của bạn.

Tiếp tục theo dõi các thông tin bổ ích khác:

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ MoMo theo 3 cách:

Nhận Tiền Quốc Tế là dịch vụ trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ do M_Service hợp tác với các tổ chức chuyển tiền quốc tế danh tiếng (như Western Union) cung cấp thông qua Ứng dụng MoMo giúp bạn có thể nhận tiền một cách nhanh chóng và tiện lợi từ hơn 200 quốc gia về Việt Nam theo Giấy phép số 431/QĐ-HCM do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 19/05/2023 và được chấp thuận bổ sung theo Giấy phép số 27/QĐ-HCM ngày 10/01/2023.

Ngoài ra, M_Service cũng đang hợp tác với nhiều Ngân hàng và Công ty Kiều hối uy tín tại Việt Nam để giúp bạn dễ dàng nhận tiền từ nước ngoài trên nền tảng Ứng dụng MoMo chỉ với vài thao tác đơn giản qua nghiệp vụ nhận và chi, trả ngoại tệ của các đối tác này và dịch vụ trung gian thanh toán của M_Service, đã được cấp phép bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Dựa vào Bắc Sử, sử của Trung Hoa, người ta vẫn tin rằng vào thời tiền sử, ở phía nam sông Dương Tử có nhiều bộ tộc sinh sống, gọi là Bách Việt. Tổ tiên của dân tộc Việt, theo truyền thuyết là Lạc Long Quân và bà Âu Cơ cũng là một thành phần của Bách Việt.

Từ Bách Việt xuất hiện lần đầu tiên trong Sử Ký của Tư Mã Thiên, khoảng thế kỷ II - I trước Công Nguyên. Toàn bộ các nhóm Bách Việt đều đã bị Hán hóa do cuộc chinh phạt của Tần Thủy Hoàng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên, ngoại trừ Lạc Việt, tức Việt Nam, đã giữ được độc lập, tự chủ, nghĩa là giữ vững một sắc thái văn minh riêng. Khởi từ những dấu vết này, chúng ta đi tìm nguồn gốc dân tộc, để từ đó có thể tìm lại cái đẹp của mỹ thuật Việt Nam vào buổi bình minh của lịch sử.

Một Cái Nhìn Tổng Thể Về Nước Việt Thời Tiền Sử

Sách sử Việt Nam xưa viết về thời dựng nước, mặc dù có pha nhiều màu sắc thần bí, truyền kỳ, cũng đã từng vẽ ra đôi nét về cương vực của nước Việt cổ, tức nước Văn Lang. Nước Văn Lang rất rộng. “Phía đông giáp bể Nam Hải, phía Tây tới Ba Thục, phía bắc giáp Động-Đình-Hồ, phía Nam giáp Hồ Tôn, tức là Chiêm Thành.” (1) Những đất đai ấy rộng hơn địa phận nước Việt ngày nay. Ba Thục thuộc Tứ Xuyên, hồ Động Đình ở chính giữa nước Tàu, trong tỉnh Hồ Nam.

Các sử gia Ngô Thì Sĩ, Phan Huy Chú, Henri Maspéro đều cho là cương giới này quá rộng lớn, không đúng với sự thực. (2)

Nguyễn Khắc Ngữ lại cho rằng những ghi chép ấy không phải hoàn toàn là không hợp lý nếu chúng ta hiểu rằng vùng đất rộng lớn mênh mông ấy là nơi sinh sống của sắc dân vẽ mình. Văn Lang có nghĩa là người vẽ mình; tục xăm mình xuất hiện từ thời các vua Hùng và cho đến thời Trần Anh Tông vẫn còn tồn tại.

Nguyễn Khắc Ngữ nhấn mạnh rằng khi nghiên cứu mỹ thuật của người Việt thời tiền sử, không nên giới hạn trong lãnh thổ Việt Nam ngày nay, mà hãy mở rộng lên phía bắc đến Hoa Nam, phía tây đến Thái Lan, Miến Điện, phía nam đến Mã Lai, Nam Dương, nơi mà những người sống trong vùng đó có chung một nguồn gốc văn hóa và cũng có thể có chung một nguồn gốc sinh học. (3)

Dựa vào những khai quật khảo cổ học gần đây, đặc biệt là những sọ người đào thấy ở các hang động Hòa Bình và Bắc Sơn, có thể thấy rằng Việt Nam là nơi có nhiều chủng tộc sinh sống. Các sắc dân Indonesian, Melanesian, Melayo-Polynesian từ các hải đảo phía nam đi lên. Người Nam Á (Austro-Asian) chiếm ưu thế vào thời đá mới. Ở phía bắc, người Việt ra đời với sự pha trộn yếu tố Mongoloid; người Mường hiện còn sinh sống ở vùng Trung Du theo viền các châu thổ lên đến độ cao 300m, vẫn được xem là mẫu người Việt cổ. Ở phía nam, dạng người Nam Á còn đọng dấu vết nơi các người Thượng ở cao nguyên Trung Bộ. (4)

Kết hợp những yếu tố bên trên, từ những dữ liệu về chủng tộc cho đến sử thành văn, chúng ta thấy rằng sắc dân Văn-Lang, đúng hơn là dân tộc Văn Lang hay đất nước Văn Lang từ mấy ngàn năm trước Thiên Chúa Giáng Sinh, đã là một dân tộc biệt lập với Bắc phương, có một nền văn hóa riêng biệt hoàn toàn, mặc dù có một thời dài đến cả ngàn năm tiếp thu văn minh Trung Hoa mà không bị Hán hóa. Đó chính là nghĩa lý mà Đại Cáo Bình Ngô đã tuyên ngôn hùng hồn:

Hình người nhảy múa trên mắt đá lộ thiên ở Mường Hoa Hô, Sapa, Lào Cai. Thời cựu thạch 500.000 đến 10.000 trước công nguyên. Ở trung tâm mặt đá, hình thần mẫu (déesse-mère) với hào quang mặt trời tỏa sáng; giữa hai chân nữ thần, có những vòng tròn đồng tâm tạo thành một đường xoáy trôn ốc, tượng trưng của sự sống và tính phồn thực. (Chú thích theo Lê Thành Khôi, Histoire du Viet Nam des origines à 1858).

Đi tìm lại khởi nguyên của mỹ thuật Việt Nam, chúng ta phải dò dẫm giữa mây mù của thời tiền sử và sơ sử. Cũng có nghĩa là chúng ta sẽ bước đi giữa những huyền thoại và huyền sử, chúng ta phải khám phá lại sự thật đằng sau ẩn nghĩa.

Khảo cổ học và dân tộc học (cultural anthropology) cộng với nền tảng vững chắc của khoa nhân chủng học (physical anthropology) đã giúp chúng ta tìm lại bóng dáng quá khứ xa xăm của tổ quốc.

Di vật khảo cổ không phải là sử thành văn, không phải là chữ viết nhưng vẫn là sử liệu sống động. Một hòn đá có bàn tay con người đụng đến và biến đổi thành đồ dùng cách đây vài thiên niên kỷ, những nét khắc vẽ trên hang đá hoang dã, một đồ gốm rất thô sơ… đều là những trang sử vô cùng linh hoạt.

Hai nền văn hóa thời đồ đá, bước đầu đặt nền tảng cho sự phát triển văn minh Việt Nam, là văn hóa Hòa Bình, rồi kế tiếp là văn hóa Bắc Sơn. Trước đó là văn hóa Sơn Vi mà các nhà khảo cổ Hà Nội đã tìm thấy từ năm 1968.

Những dấu vết con người xuất hiện trên đất nước ta ít ra cũng đã từ 12.000 năm, thuộc về nền văn minh Hòa Bình, được tìm thấy ở Hòa Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, giữa những khu vực của các hang đá và kẽ núi. Người Hòa Bình đã biết làm ra các dụng cụ thô sơ với đá cuội thích hợp được đẽo những nhát lớn.

Văn hóa Hòa Bình đang phát triển thì một nền văn hóa khác xuất hiện là văn hóa Bắc Sơn; người Bắc Sơn đã biết trồng trọt, biết làm đồ gốm, nhưng vẫn sống chủ yếu bằng nghề săn bắt, hái lượm. Tuy nhiên người nguyên thủy Bắc Sơn đã biết phát triển sinh hoạt giữa những thung lũng rộng và phẳng, đất đai màu mỡ với nhiều sông suối có nước quanh năm và đặc biệt có nhiều hang động với mái đá quang đãng, sáng sủa, thuận lợi cho việc cư trú. (5)

Thập niên 1920, nhà khảo cổ mà cũng là cổ sinh và thực vật học Madeleine Colani tiến hành nhiều cuộc điều tra khảo cổ ở tỉnh Hòa Bình, tổng cộng đã phát hiện 54 di chỉ khảo cổ với tên gọi văn hóa Hòa Bình. (6)

Các khám phá sau năm 1970 về tiền sử Đông Nam Á đã cung cấp một cái nhìn mới về quá khứ xa xăm của vùng đất này và đời sống tổ tiên chúng ta. Đông Nam Á thời tiền sử, có thể nói là một trung tâm của văn minh nhân loại. Lúa gạo Oryzasativa được thuần hóa và trồng đầu tiên ở đất Thái, trong văn minh Hòa Bình cũng đã đến 3.500 năm trước Thiên Chúa Giáng Sinh. Như vậy, nghề trồng trọt nguyên thủy ra đời trong thời đại văn hóa Hòa Bình, và Đông Nam Á là một trong những cái nôi trồng trọt sớm nhất của thế giới. Về kỹ thuật đúc đồng cũng thực hết sức đáng kể, họ biết sử dụng khuôn đôi đúc đồng đã từ 3.000 năm trước kỷ nguyên Tây lịch. (7)

Đi tìm lại nghệ thuật tạo hình thời nguyên thủy, cũng như khắp nơi trên thế giới, từ Âu Châu sang Mỹ Châu, từ Phi Châu sang Úc Châu, trước tiên người ta thường đi tìm nơi những nét vẽ, nét khắc, những cổ họa giữa các hang động, hay nơi điêu khắc đá sơ khai. (8)

Theo bước chân khai phá của các học giả trường Viễn Đông Bác Cổ, kế tục là các nhà sử học, khảo cổ học Việt Nam, chúng ta đã tìm được nhiều dấu ấn văn minh, mỹ thuật, nghệ thuật tạo hình tiền sử Việt nơi các di tích từ đá cuội nhỏ cho đến các phiến đá lớn mà giới chuyên môn thường gọi là cự thạch (megalithes) .

Khí cụ chủ yếu của sinh hoạt là những lưỡi rìu đá, rất thô sơ thời cựu thạch, đã trau chuốt hơn phần nào thời trung thạch khí và chuyển đổi nhiều hơn, được mài trơn tru và sắc bén, có tay cầm thường gọi là rìu có vai ở giai đoạn hậu kỳ đồ đá mới. Người ta đã biết sử dụng bàn đá nghiền củ, hạt, ngũ cốc và biết làm đồ gốm.

Về phương diện mỹ thuật, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số dấu vết.

Hình khắc vẽ trên đá cuội tìm thấy ở Động Ky, Thái Nguyên. Bản vẽ : L. Bezacier, Le Viet-Nam de la Préhistoire à la fin de l’Occupation Chinoise.

Hình vẽ trên hai mặt của một hòn đá tìm thấy ở Len Đất, Bắc Sơn. Mặt trước là hai đường vạch song song; mặt sau theo P. Lévy là hình vẽ một cái cày, Nguyễn Khắc Ngữ thì lại nhìn thấy đó là một con vật 4 chân, có đuôi và sừng. Bản vẽ : L. Bezacier, Le Viet-Nam de la Préhistoire à la Fin de l’Occupation Chinoise.

Vài hình khắc thô sơ được các nhà khảo cổ tìm thấy giữa nền văn hóa Hòa Bình. Như trên vách đá trong hang Đồng Nội, Hà Sơn Bình, là hình ba mặt người có sừng trên đỉnh đầu. Có lẽ hình ảnh này là một phản ảnh của tín ngưỡng vật tổ của người Hòa Bình. (H.7) Nguyễn Phi Hoanh thì lại thấy đó là mặt người với cái chạc chữ Y. Cái chạc ấy chính là lông chim ngụy trang trên đỉnh đầu như những người nhảy múa vẫn thấy trên trống đồng Đông Sơn. (9)

Năm 1927, Madeleine Colani tìm thấy ở ở Động Ky, Bắc Thái thuộc văn hóa Bắc Sơn một phiến thạch dài 10 cm, rộng 3.5 cm, dày 0.5cm, với hình khắc trên cả hai mặt. Mặt trước, những vạch khắc các hình chữ nhật, hình vuông và lục giác, mặt sau là hình vẽ một mặt người không được rõ nét (H.6) (10) Về các hình vuông, hình thang và chữ nhật trên phiến thạch này, Nguyễn Khắc Ngữ với tưởng tượng dồi dào, nhìn thấy đó là mái nhà và những thửa vườn; ông nhấn mạnh thêm rằng vào thời Trung Thạch, con người đã bắt đầu biết trồng trọt, phát triển nông nghiệp (11)Hình vẽ tìm thấy trên vách hang Đồng Nội, Lạc Thủy, Hòa Bình. Hình vẽ : Cơ Sở Khảo Cổ Học của Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Diệp Đình Hoa.

Viện Bảo Tàng Lịch Sử Hà Nội vẫn còn tàng trữ vài mảnh phiến thạch dẹt mang dấu Bắc Sơn, có những nét khắc giản đơn phác họa hình tượng cây cỏ (12)

Những nét khắc vẽ đơn giản của người nguyên thủy Hòa Bình, Bắc Sơn cho thấy giữa cuộc sống mù tối, huyền bí, con người đã bắt đầu tìm cách gửi gắm và diễn đạt cách nhìn của mình vào thế giới chung quanh. Khi khảo sát và nhìn lại những vết tích từ những thời mông muội ấy, các nhà khảo cổ đã đặt ra một dấu hỏi thực đẹp, thực thơ mộng mà cũng thực rất chặt chẽ về những dấu mốc tiến hóa, phát triển của con người.

Giữa những hình khắc vẽ đã được tìm thấy, một vết tích rất đáng chú ý và hấp dẫn vô song là hình khắc trên mặt đá lộ thiên ở Mường Hoa Hô, vùng cao nguyên Tây Bắc (H.5). Có thể nói đó là một bức tranh trừu tượng với bố cục chặt chẽ, chủ yếu vẽ người nhảy múa, nhiều đường vạch song song, những vòng tròn đồng tâm. Có mặt trời tỏa sáng chung quanh đầu người ở trung tâm bức khắc họa, như hào quang trên đầu một vị thần cai quản. Chúng ta dễ cảm nhận một không khí kỳ bí, âm u, sâu tối, rờn rợn. Và đó có phải là thế giới của một bộ tộc của thời sơ thủy xa xăm thờ mặt trời?

Đồ Gốm Với Các Họa Tiết, Hoa Văn Rất Sáng Tạo

Nhìn ngược lại quá khứ từ bao nhiêu vạn năm trước, khi tìm được lửa, đời sống con người đã biến đổi hoàn toàn. Từ sống đến chín, với sức sống của lửa, con người đứng vững trên hai chân, thoát hẳn kiếp man dã và làm người. Tất cả vẫn chuyển động giữa vô cùng tận của không-thời-gian, cho đến thời tiền sử rồi thời có sử. Vào hậu kỳ của thời đá mới, tức thời chuyển đổi sau cùng của tiền sử, một phát kiến đã thay đổi định mệnh con người là việc tạo nên đồ gốm.

Dấu in hoa văn trên đất nung ở Phú Lộc và Hoa Lộc, Thanh Hóa, thời Tân Thạch Khí. Bản vẽ của Viện Bào Tàng Lịch Sử Việt Nam.

Họa cảnh lễ hội và lao tác trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Bản vẽ : Histoire du Viet Nam của Lê Thành Khôi

Với kinh nghiệm sống từng trải, con người biết nhào nắn đất sét thành vật thể, rồi nung trong lửa sẽ trở thành đồ gốm hữu dụng. Đất sét và lửa là tự nhiên, nhưng đồ gốm là sáng tạo của con người.

Trồng trọt, canh tác đưa con người tới việc định cư, và nông nghiệp ra đời là một cuộc cách mạng trong thời nguyên thủy. Con người biết dùng ngũ cốc làm thức ăn. Việc chế tác đồ gốm ngày càng làm vững chắc cuộc sống. Nồi, niêu, chum, vại bằng gốm để nấu nướng, đựng thức ăn, đồ uống, đã góp phần định hình những nền văn minh đầu tiên.

Các nhà khảo cổ đã tìm được nhiều đồ gốm thời Tân Thạch ở Minh Cầm gần Lạng Sơn, Đa Bút (Thanh Hóa), Bàu Tró (Quảng Bình), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Hàng Gòn (Xuân Lộc). Đó là những chum, vại, bát, liễn, nồi, chậu, có thể nói là khá đẹp; đặc biệt ở Sa Huỳnh có vô số đồ gốm các loại đã được phát hiện (13)

Trên nhiều mảng gốm, chúng ta thấy có dấu vết của khuôn đan. Điều này cho biết là vào thời đầu tiên, người thợ gốm chưa biết làm bàn xoay mà chỉ mới phát triển ngang mức đan những khuôn hình nồi niêu rồi trát đất sét lên, dày mỏng tùy theo chủ định, nung vào lửa cho đến lúc chín đất và cháy hết khuôn nan.

Hình khuôn đan trên nồi niêu, vò vại để lại sau khi nung đã trở thành hoa văn trang trí bắt mắt. Dần dà hoa văn trang trí trên gốm ngày càng phát triển vì đã trở thành một nhu cầu thẩm mỹ. Đó cũng là một cánh cửa mở vào mỹ thuật trang trí và tạo hình. Chúng ta sẽ thấy những đường hoa văn hình gợn sóng, hình chữ chi, hình quả trám, hình răng cưa, hình ô kẻ chéo. Đặc biệt là hình lượn sóng chữ S và hình vòng tròn có tiếp tuyến, mà rồi sau này, vào thời đồ đá bước sang thời kim khí, những hoa văn trang trí này sẽ phát triển rực rỡ, gần như trở nên một ký hiệu riêng trên những đồ đồng của văn minh Đông Sơn.

Cũng chính vào thời chuyển tiếp này, trên di chỉ khảo cổ Phùng Nguyên (Vĩnh Phú), các nhà nghiên cứu đã tìm lại được nhiều họa tiết, đồ án trang trí trên gốm rất phong phú. Chúng ta đặc biệt chú ý các hoa văn hình chữ S và các đường hồi văn đối xứng rất mới mẻ, hài hòa. (14)

Gần đây, thập niên 70 của thế kỉ XX, công cuộc khảo sát và khai quật hai địa điểm khảo cổ học Hoa Lộc và Phú Lộc vùng ven biển Thanh Hóa đã phát hiện nhiều di tích gốm với những hoa văn lạ, có nhiều hoa văn chỉ mới lần đầu được gặp. Mặc dù đồ gốm tìm được ở các di chỉ này đều vỡ nát, không còn nguyên vẹn, các nhà khảo cổ Hà Nội cũng đã dò dẫm được 40 loại đồ án, hoa văn trang trí. Có đồ án là những đường kỷ hà, đường cong uốn lượn, những đường vạch chéo song song, hình tam giác, hình thoi, những gợn sóng nước, hình giọt nước, hình hoa thị, hình tổ ong, hình nửa vòng tròn có dấu chấm ở giữa. Tư duy hình học và tính sáng tạo trên đồ gốm của người tiền sử Hoa Lộc thực đáng chú ý, gây ra nhiều bất ngờ cho chúng ta ngày nay khi tiếp xúc. (15)

Mỹ Thuật Việt Nam Thời Đồng Thau

Hậu kỳ thời đá mới chuyển sang sơ kỳ thời đồ đồng, văn minh tiền sử Việt đã có một bước nhảy vọt kỳ lạ. Văn minh Đông Sơn là đỉnh cao của nước Việt cổ thời lập quốc, rực rỡ cả ngàn năm, từ khoảng thế kỷ thứ 8 trước công nguyên cho đến thế kỷ thứ 1 sau công nguyên, lúc bị xâm lược phương Bắc nhòm ngó, tiêu diệt, rồi suy tàn và chìm vào quên lãng.

Những cuộc khai quật khảo cổ từ năm 1924 đến 1935 gần Đông Sơn, Thanh Hóa đã mang ra ánh sáng nền văn minh thất lạc này. Rồi với thuận lợi của hoàn cảnh, nhiều cuộc khai quật liên tục kéo dài cho đến thập niên 70 trên các lưu vực sông Nhật Lệ , sông Gianh, sông Cả, sông Mã, sông Đà, sông Đáy đã cung cấp cho giới khảo cổ vô số bằng chứng.

Họa cảnh thuyền chiến trên tang trống Ngọc Lũ. Bản vẽ : Le Viet Nam của L. Bezacier

Một chiến binh trong tư thế vững chắc đang dương cung. Chi titế của hình trên. Bản vẽ : Le Viêt-Nam của L. Bezacier

Các di chỉ khảo cổ Thiệu Dương (Thanh Hóa), Việt Trì (Vĩnh Phú), Đào Thịnh (Yên Bái), Việt Khê (Hải Phòng) góp phần vẽ rõ nét chân dung nền văn minh đồng thau này. Hãy thử nói về Thiệu Dương: diện tích khai quật khảo cổ ở Thiệu Dương lên tới 4.000 m2. Các cuộc thăm dò và khai quật liên tiếp, khởi sự từ 1959 đến 1965 đã xác định đó là một địa điểm khảo cổ quan trọng của văn hóa Đông Sơn. Cuộc khai quật thu lượm những thành quả vượt xa những cuộc khai quật về trước. Ngoài những cổ vật được phát hiện bằng đồng, đá, gốm minh khí, gốm tùy táng, vũ khí, đồ vật gia dụng, nữ trang, trống đồng tế lễ tiêu biểu của văn minh Đông Sơn, cuộc khai quật đã đưa ra lời giải đáp cho những thắc mắc về tiến trình hình thành nền văn minh này. Dựa vào tầng khảo cổ và hệ thống mộ táng, các nhà khảo cổ thấy rằng nền văn minh này chắc chắn hiện hữu trước thời người Hán đô hộ, nghĩa là văn minh Đông Sơn không thành hình dưới triều Hán mà đã có trước đó rất lâu. (16)

Làng Đông Sơn, trên hữu ngạn sông Mã, ngay phía trên Hàm Rồng, nơi các nhà khảo cổ đã khám phá nhiều điều quan trọng về một nền văn minh rực rỡ từng bị chôn vùi một thời dài, nên lấy đó mà gọi tên là văn minh Đông Sơn.

Lãnh địa nền văn minh này bao trùm thật rộng rãi, từ Thanh Hóa đến Bắc Việt, trên khắp các vùng trung du và đồng bằng, hẳn rằng đây là lãnh thổ nước Lạc Việt xưa, kéo dài đến tận trung phần Việt Nam, đến xứ Lào, Cam-Bốt, bán đảo Mã Lai và Nam Dương. Nhiều trống đồng được tìm thấy tại các xứ phía Nam, và qua đó chúng ta phần nào có thể xác định được dân Đông Sơn rất giỏi việc hải hành, đem gieo rắc văn minh của mình ra khắp vùng biển Nam; đồng thời nền văn minh này cũng bao trùm ảnh hưởng khắp miền Nam Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu dường như đều thống nhất ý kiến cho rằng trống đồng Đông Sơn từ trung tâm Bắc Việt Nam đã lan tỏa xuống Đông Nam Á qua con đường mậu dịch, buôn bán hoặc trong các cuộc thiên di, trống đồng cũng đã được di dân mang theo về phương Nam. Trống đồng còn được người Đông Sơn ngược dòng sông Hồng mang lên trao đổi với người Điền ở Vân Nam. (17)

Trống đồng là tiêu biểu của mỹ thuật Đông Sơn, những chiếc xuất sắc hơn cả đều được tìm thấy gần Đông Sơn. Lớn và đẹp nhất phải kể đến là các trống Ngọc Lũ, Hòa Bình và Hoàng Hạ. Các trống có hoa văn đẹp và phong phú tìm thấy ở miền Bắc Việt Nam thì phát hiện được rất ít ở Đông Nam Á. (18)

Trống đồng là cổ vật tối hữu ích cho việc khảo cổ vì công dụng của nó, cũng như dựa vào các hình trang trí trên mặt trống rộng và tang trống, với các hình ảnh và họa cảnh rất độc đáo, có thể nói là tuyệt đẹp, ta có thể quan sát và tìm hiểu nhiều khía cạnh trong đời sống vật chất lẫn tâm linh của người Lạc Việt, những chủ nhân của nền văn minh này.

Trống đồng là một loại nhạc cụ dùng trong việc tế lễ, dùng để cầu mưa hay sử dụng trong chiến tranh, để thúc quân chiến đấu, là một thứ nhạc khí của quân nhạc. (19) Như thế, chúng ta đã có thể khảo sát nhiều khía cạnh chung quanh vật thể này.

Các hình chạm chim muông, thú vật như đàn hươu sao, những con chim cò hay hạc (nhiều người, đáng kể là Đào Duy Anh, gọi là chim Lạc), chim bồ nông với những chuyển động kỳ diệu. Những hoạ cảnh lễ hội , vũ nhạc và lao tác; những thuyền chiến, có cả hình ảnh một chiến binh trong thế đứng vững chắc đang dương cung, cũng như những đường nét trang trí hình thái học, như vòng tròn, tam giác, đường kiến trúc kỷ hà. Tất cả hình ảnh và đường nét độc đáo và tinh tế ấy là tổng hợp nhuần thắm cái đẹp của một nền văn minh cao.

Những hình người, nhà cửa, vòm mái, nhạc cụ như chiêng, trống, khèn, dáng dấp các hình nhân với nét chạm rõ ràng chứng tỏ tác giả của các tác phẩm này đang sống trong một xã hội thịnh vượng, phong túc. Nhìn vào mặt trống Ngọc Lũ, chúng ta thấy có hình vẽ hoạt cảnh một lễ hội (H.19): người mặc áo lông chim nhảy múa ca hát, một nhạc công đánh vào dàn cồng, một người khác đang sử dụng nhạc khí là chiếc khèn có dáng như con chim bồ nông (20) và hai người khác nữa thì đang giã chày vào cối để âm thanh vang lên tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Lối trang trí này còn thấy trên các mỹ thuật phẩm khác, trong các loại từ khí dùng trong cuộc sống hàng ngày hay nơi các loại binh khí chiến tranh thời ấy. Binh khí cũng đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử và mỹ thuật Việt Nam.

Ngoài ra, hình thể trên trống đồng còn diễn tả cảnh giới bên kia của tử sinh, có lẽ đây là trọng tâm của tư tưởng và tín ngưỡng của dân Đông Sơn. Cô đọng ở hình ảnh những chiếc thuyền tráng lệ với đoàn người mang lông chim chuyển động linh hoạt. Những chiếc thuyền ấy đi tới giữa tiếng trống đồng vang dội, đoàn thuyền nối đuôi nhau như con rồng đang lượn trên nước, hay như loài hậu điểu vươn cánh tung bay. Những chiếc thuyền ấy như chuyên chở linh hồn người chết đi về bên kia bờ để đến tiên cảnh. Điều này bắt nguồn từ gợi ý của Victor Goloubew khi so sánh hình thuyền trên trống Ngọc Lũ với những chiếc thuyền âm phủ hoặc thuyền cực lạc của thổ dân Dayak ở Borneo chở hồn người chết vượt biển cả để trở về quê hương của tổ tiên, tục lệ này ngày nay vẫn còn cử hành trong tang lễ. (21)

Quan sát trống đồng Đông Sơn, L. Finot có nhận xét tương tự khi đối chiếu để tìm về nguồn gốc:

“Những đồ đồng xưa phô bày hình ảnh của một dân tộc canh nông, săn bắn, đi biển, thờ vật tổ mà cách ăn mặc không còn thấy ở Đông Dương, nhưng lại thấy ở các hải đảo Thái Bình Dương. Phải chăng chính đấy là dân tộc Indonésien đã từng sống trên bán đảo Đông Dương rồi bỏ bán đảo lại cho dân mới đến để đi sang những quần đảo trong Thái Bình Dương? Trên bán đảo Đông Dương chỉ còn lại dấu tích về ngôn ngữ cùng phong tục…” (22)

Hình ảnh ngôi sao ngay ở trung tâm mặt trống cũng thật đáng chú ý. Trên mặt trống Ngọc Lũ, ngôi sao ấy tỏa chiếu ra 14 cánh, tượng trưng của mặt trời và tục thờ cúng mặt trời. Chung quanh ngôi sao, hình ảnh của mặt trời, theo lời giải thích của M. Colani, người, nai, và chim theo cùng một điệu múa xoay tròn của trái đất quanh mặt trời soi sáng muôn loài, mang lại sự sống cho muôn loài. (23)

Trống đồng, biểu tượng của văn minh Đông Sơn, ngày nay là cổ vật quý giá, tượng trưng của một nền văn minh cổ giữa các nền văn minh cổ của nhân loại. Các hình tượng trên trống đã được các nhà khảo cổ xem xét và đi đến một nhận thức chung. Tuy vậy, vấn đề vẫn chưa hẳn đã kết thúc; thế giới ấy mặc dù rất quen thuộc, nhưng vẫn còn là bí mật. Có lẽ có những bí ẩn mà giới nghiên cứu chưa khai mở được hoàn toàn, chúng ta vẫn trông chờ những khám phá mới, những cách đọc mới, lý giải mới.

Việc phân loại trống đồng và nguồn gốc hình dạng trống, mặc dù có vẻ không là bí ẩn nhưng vẫn chưa được nhất trí để kết thúc. Vấn đề này được quan tâm vì liên quan đến niên đại và ý nghĩa của trống.

Các nhà chuyên khảo chia trống đồng làm 4 kiểu và các trống loại I là loại đẹp và cổ nhất, đều là trước Tây Lịch kỷ nguyên, như trống Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, trống Mường Moulié.

V. Goloubew cho rằng trống loại I có hai phần, một phần hình bán cầu, mặt trên phẳng hay là hơi cong và một phần hình nón cụt làm thùng hưởng âm (xem H.25). Dáng trống như thế chính là bắt nguồn từ một cái trống dẹt, hai mặt bằng da, đặt trên cái giá hình nón cụt bằng nan đan. Trong một tác phẩm quan trọng khảo về nguồn gốc các nhạc khí xuất bản năm 1936 ở Paris (Origine des Instruments de Musique), A. Shaeffner rất tán thành thuyết này của Goloubew.

Một số tác giả khác thì lại cho rằng trống đồng Đông Sơn phải được hình thành theo dạng một cái nồi, có thể gọi là “trống-nồi.” Nồi là vật dụng quan trọng trong sinh hoạt bình thường, nồi đồng cũng có thể là một loại nhạc khí, như người Ba-Na ở rừng núi khi nhảy múa thắng trận cũng đã dùng nồi đồng làm nhạc khí, cùng với trống được treo lên mà đánh. Paul Lévy không phải là không có lý khi cho rằng trống đồng kiểu I tương tự hình cái nồi. Đó là một cái nồi lật ngược; hình cái trống chính là phỏng theo hình cái nồi mà ra đời. Khi sử dụng như một nhạc cụ, gõ vào đáy nồi mãi, người ta đã sớm nghĩ đến việc làm cho mặt trống phẳng lại: có những mối tương quan mật thiết giữa hình dáng của hai vật này là như thế (H.25) (24).

Những Di Vật Khác Của Mỹ Thuật Đông Sơn

Văn minh Đông Sơn còn biểu lộ qua nhiều cổ vật khác. Đặc biệt ở nghi lễ tử phần và các vật tùy táng, hình tượng người hầu và từ khí hàng ngày.

Một số tượng đồng nhỏ bằng đồng thau : người thổi khèn, chó, ếch, hổ, chim. Bản vẽ : Thời Đại Hùng Vương, nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1973.

Bản vẽ cây đèn đồng Lạch Trường, theo Olov Jansé. Bản vẽ : The Art of Indochina của Bernard Philippe Groslier.  Cổ vật đồng đặc sắc bậc nhất là một hình nhân đỡ thếp đèn. Trong tôn giáo nhân loại, ánh sáng tượng trưng sự mầu nhiệm, ánh sáng là biểu tượng và nguồn gốc sự sống. Hình nhân mang đèn hiện trưng bày tại Viện Bảo Tàng Hà Nội, được ghi chú là thế kỷ II-I trước Công Nguyên, nhưng có thể lên đến thế kỷ thứ IV trước Công Nguyên, là một tuyệt tác xứng đáng đại diện cho mỹ thuật đồng từ cổ mộ Đông Sơn. Hình người nô lệ quỳ gối, cao 31.8 cm, tìm được trong ngôi mộ thứ 3 ở Lạch Trường (Thanh Hóa). Ba đế đèn dầu dính vào vai và lưng pho tượng đã gãy mất, chỉ còn đĩa dầu thứ 4 nơi hai bàn tay hình nhân đang đỡ lấy. Nét mặt và dáng điệu người bưng thếp đèn rất trang trọng, cung kính, ôn hòa, dịu dàng làm cho ý nghĩa thiêng liêng như kéo dài thiên thu. Nghệ thuật diễn đạt qua tác phẩm này đã thu hút sự ngưỡng mộ khắp nơi, từ lúc được phát hiện cho đến tận ngày nay. (H.31, H.32)  Tượng người ngồi cầm cây gậy, chân đèn Đông Sơn, thế kỷ II – I trước công nguyên, cao 0.17m. Sưu tập Viện Bảo Tàng Guimet, Paris. Ảnh tư liệu Bernard Philippe Groslier.

Pho tượng với khuôn mặt nghiêm nghị, râu quai nón, như một người Bắc Âu, làm người ta nghĩ đây là chứng cứ liên hệ ảnh hưởng nghệ thuật Âu Châu hòa hợp với nghệ thuật đến từ Trung Quốc. Sở dĩ như thế, vì vào thời điểm đó, nghệ thuật và kỹ thuật đúc đồng của Châu Âu và Trung Quốc đã phát triển rất cao. Thế kỷ thứ VIII trước Công Nguyên, dân Thraco-cimmérien ở miền nam sông Danube thuộc văn hóa Hallstatt, trốn chạy sự tấn công của người Scythe, đã vượt qua Châu Á, tràn vào phía nam Trung Hoa và bắc Việt Nam, mang theo kỹ thuật đồ đồng của họ vào đây. (25)

Đó là thời Xuân Thu Chiến Quốc, chính là lúc nền văn minh Đông Sơn đang hồi cực thịnh. Tuy nhiên, giả thuyết này bị bác bỏ khi các di chỉ khảo cổ tiền Đông Sơn như văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun được khám phá. Văn minh Đông Sơn là một nền văn minh bản địa, độc lập với các nền văn hóa khảo cổ khác trên thế giới. Tất nhiên, vẫn có một dòng chảy liên hệ với các khu vực khác, như đi qua sông Hồng, đi lên phía bắc hay đi về phương nam, gặp gỡ các trung tâm khác ở Đông Nam Á.

Người ta còn tìm thấy một chân đèn, là tượng một người ngồi, cầm cây gậy (hay là cây giáo?), cao 0.17 m, hiện thuộc sưu tập Viện Bảo Tàng Guimet ở Paris. Cách thức có vẻ thô sơ, nhưng tượng rất vững chắc, gần với phong cách pho tượng bên trên đang giữ gìn ở Hà Nội. (H.34)

Văn minh đồng thau Đông Sơn đã đạt đến một trình độ cao, có thể nói là vượt trội giữa các nhóm Việt tộc cũng có nền văn minh đồ đồng ở phía nam Trung Quốc. Điển hình của nền văn minh này là trống đồng và thạp đồng (xem hình vẽ thạp đồng Đào Thịnh, H.279). Và bao nhiêu hiện vật khác đã được lưu ý, xếp loại như các loại vũ khí, giáo mác, dao găm, rìu búa, công cụ sản xuất như lưỡi cày, đồ dùng thường ngày như thạp thố, bình, chậu, âu, muôi, thìa, nhạc khí và đồ trang sức. Nền văn minh đồng thau Đông Sơn độc đáo, sáng tạo, ngày nay nhìn lại đã có thể đúc kết, nền văn minh ấy không phải chỉ quan trọng với dân tộc Việt, mà còn là một di sản cổ rực rỡ rất được trân trọng giữa các di sản văn minh của loài người.

(1) Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Ngoại Kỷ, quyển 1, t. 3a, Henri Maspéro dẫn, “Le Royaume de Văn-Lang”, Le Peuple Vietnamien, № 1, Mai 1948.

(2) - Ngô Thì Sĩ, Việt Sử Tiêu Án, Văn Hóa Á Châu, Sài Gòn,1961.

- Henri Maspéro, Le Royaume de Văn-Lang, sđd.

- Nguyễn Khắc Ngữ, Mỹ Thuật Việt Nam Cổ Truyền, Nghiên Cứu Sử Địa xuất bản, Montréal, 1981.

(3) Nguyễn Khắc Ngữ, Mỹ Thuật Việt Nam Cổ Truyền, sđd, trang 18-19

(4) Trên miền Bắc, địa bàn sinh hoạt của người Mường bao trùm miền đồi núi phía Tây sông Nhị và sông Đáy, xuống đến tận Quảng Bình. Tập trung nhiều nhất ở Hòa Bình, Phú Thọ rồi Sơn Tây, Yên Bái, Sơn La, vào đến miền Trung, đông nhất ở Thanh Hóa, rồi Nghệ An.

Từ Mường có nghĩa là “làng, bản”; người Mường có nghĩa là người ở làng bản, xa nơi kinh kỳ.

Dưới ánh sáng dân tộc học, dân-tộc-cổ-sử-học và ngôn ngữ học, các nhà nghiên cứu đều cho rằng người Việt và Mường là cùng một chủng tộc, nhưng người Việt ở đồng bằng sau mười thế kỷ Bắc Thuộc, hấp thụ nhiều văn hóa Hán tộc mà thay đổi, trong khi đó người Mường tức là người Lạc Việt ở rừng núi thì ít thay đổi, cho nên ngày nay nhiều hình thái sinh hoạt văn hóa, xã hội, phong tục của tổ tiên ta xưa vẫn còn đọng lại nơi cuộc sống của người Mường.

Mặt khác, người Việt và Mường có chung một thứ tiếng nói, nói cùng một ngôn ngữ, tiếng Mường là tiếng Việt Nam thời cổ. Ngày nay, chúng ta vẫn có thể tìm lại được nhiều dấu vết tiếng Việt cổ qua tiếng Mường ở vùng thượng sơn Thanh - Nghệ - Tĩnh và một số vùng nông thôn Bình - Trị - Thiên. Chúng ta cũng có thể tìm lại nhiều từ Việt cổ trong Quốc Âm Thi Tập của Nguyễn Trãi thời Hậu Lê hay Từ Điển Việt-Bồ-La của Alexandre de Rhode xuất bản ở Roma năm 1651.

Ở phía Nam, người miền núi sống trên dãy Trường Sơn rất đa dạng. Chúng ta thường gặp các bộ tộc thuộc gốc Austronesian, tức Mã Lai - Đa đảo (Malayo – Polynesian). Ở một số vùng, chúng ta còn tìm lại được sinh hoạt mẫu hệ, là dấu vết xã hội xa xưa của người Việt cổ khi chưa chuyển qua phụ hệ dưới áp lực của văn hóa thống trị Bắc phương.

Ở cao nguyên Trung Bộ, có những ngôi nhà Rông mái rộng với những cột thiêng tô vẽ màu sắc như những ngôi nhà Rông của người Dayak ở Bornéo. Về ngôn ngữ thì có hai nhóm, nhóm ngôn ngữ Nam Đảo(Austronesian) và nhóm ngôn ngữ Nam Á (Austroasian)

Bên trên là vài dấu vết của người Nam Á xa xưa còn đọng lại nơi cuộc sống hiện nay trên đất nước ta ở Trung Bộ và vài phác lược về người Việt cổ ở Bắc Bộ.

CF. – Jeanne Cuisinier, Les Mường: Géographie humaine et Sociologie, Institut d’Ethnologie, Paris, 1948

- Nguyễn Khắc Ngữ Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam, nhóm Nghiên Cứu Sử Địa Việt Nam xuất bản, Montréal 1985.

- Lê Thành Khôi, “La Société Primitive”, Histoire du Việt Nam des Origines à 1858, Sudestasie, Paris 1992.

- Nguyễn Cúc, Tiếng Huế, Người Huế, tủ sách Tiếng Sông Hương, Dallas, bản thảo chưa xuất bản.

(5) Trần Ngọc Ninh, “Xã Hội Và Văn Hóa Thái Cổ Việt Nam”, Tuyết Xưa: viết về văn hóa, nxb Khởi Hành, California 2002, trang 187-196.

(6) Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Diệp Đình Hoa, Cơ Sở Khảo Cổ Học, Hà Nội 1978, trang 161.

(7) - Wilheim G. Solheim II, “Southeast Asia and the West”, Science, Vol.157, 1967

- Wilheim G. Solheim II, “New Light on a Forgotten Past”, National Geographic, Vol.139, № 3, March 1971.

(8) Lật thử tổng lược Ba Mươi Ngàn Năm Nghệ Thuật Của Loài Người “30,000 years of Art: The story of Human Creativity across Time & Space”, Revised Edition, Phaidon Press Inc, New York 2015.

Ngay mấy trang đầu tiên, chúng ta sẽ thấy pho tượng Thần Vệ Nữ cao 11 cm, khoảng 25,000 năm trước Thiên Chúa Giáng Sinh, được tìm thấy ở di chỉ khảo cổ Willendorf (Austria) hiện lưu giữ ở Bảo Tàng Lịch Sử Tự Nhiên Vienna. Đó là cái đẹp sơ khai của một hình khối thô kệch, cục mịch với bộ phận sinh dục chứa chan sức sống phồn thực.

Rồi những hình nhân vẽ màu trên đá ở vùng Kimberley, phía Tây-Bắc Úc Châu. Cổ họa khoảng 17,000 BC; chúng ta phải vận dụng nhiều tưởng tượng hay suy luận khi nhìn ngắm, bởi vì đây là nét vẽ của những trí óc chưa phát triển đủ nhận thức, như một đứa trẻ lên ba lần đầu tiên cầm chì than vẽ theo cảm tính.

Chúng ta sẽ được xem hình ba người với màu đen, trắng, đỏ trên đá thạch anh, hiện thuộc sưu tập Bảo Tàng Nam Phi (South African Museum), Cape Town, khoảng 6,000 BC. Nét vẽ đơn sơ, nhưng người nghệ sĩ vô danh đã biết phân biệt những điểm cơ bản như đầu, mình, tay, chân và những khớp nối. Về tạo hình thì thật kỳ lạ, rất đơn giản và gần như một bức tranh trừu tượng, dã thú hay siêu thực hiện đại. Có thể nói là hấp dẫn như một họa bản của Matisse hay Picasso.

Nhưng rực rỡ và tuyệt đẹp là vô số những bức cổ họa khoảng 17,000 BC, vẽ các loài thú hoang dã trâu, bò, nai, ngựa trên vách đá hang động Lascaux giữa thung lũng xanh tươi miền Montignac, Dordogne, phía Tây-Nam nước Pháp. Cũng thế, là những họa phẩm tương tự của người Cro- Magnon khoảng 10,000 – 30,000 BC tìm thấy trong các hang động ở Tây Ban Nha.

Trên đây là vài nét thoáng qua để đối chiếu khi nói về nghệ thuật của người nguyên thủy; đấy cũng là một cách để thử đặt nghệ thuật tiền sử Việt trên bối cảnh của nền nghệ thuật nguyên thủy toàn thế giới.

(9) Nguyễn Phi Hoanh, Lược Sử Mỹ Thuật Việt Nam, sđd trang 19.

(10) Viện Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam. Những Hiện Vật Tàng Trữ Tại Viện Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam Về Văn Hóa Bắc Sơn, Hà Nội, 1969, trang 168.

(11) Nguyễn Khắc Ngữ, Mỹ Thuật Cổ Truyền Việt Nam, sđd, trang 25.

(12) Những Hiện Vật Tàng Trữ Tại Viện Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam Về Văn Hóa Bắc Sơn, sđd trang 169.

(13) Xem hình vẽ một số đồ gốm được phát hiện ở Sa Huỳnh trong Mỹ Thuật Cổ Truyền Việt Nam của Nguyễn Khắc Ngữ, sđd, trang 30.

(14) Hoàng Xuân Chinh - Nguyễn Ngọc Bích, Di Chỉ Khảo Cổ Học Phùng Nguyên, Viện Khảo Cổ Học, nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội ,1978, chương Đồ Gốm, trang 96 -134. Xem hình vẽ “Đồ Án Hoa Văn Hình Chữ S Và Các Đồ Án Hoa Văn Đối Xứng”, trang 126.

(15) Phạm Văn Kỉnh - Quang Văn Cậy, Văn Hóa Hoa Lộc, Viện Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam, 1977, trang 176 -186

(16) Lê Văn Lan, “Trở lại vấn đề văn hóa Đông Sơn”, Khảo Cổ Học số 3-4, Hà Nội, tháng 12 năm 1969, trang 71-81

(17) Nguyễn Văn Huyên, “Trống Đồng Đông Sơn ở Đông Nam Á”, Kỷ Yếu Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật, số 4, Hà Nội 1968

(18) Trống đồng được phát hiện nhiều nhất ở vùng Thanh Hóa (24 trống), Hà Đông (9 trống), rồi rải rác ở các tỉnh Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Nam, Hà Nội, Hòa Bình, Kiến An, Nam Định, Lào Cai, Sơn Tây, Yên Bái, Hải Dương, Nghệ An, Thủ Dầu Một, Kontum. Lớn và đẹp nhất là các trống Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Hòa Bình.

Trống Ngọc Lũ cao 0.63 m, đường kính mặt trống là 0.86 m, được tìm thấy ở làng Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Khoảng năm 1893-1894 dân làng Ngọc Lũ đắp đê ở xã Như Trác, huyện Lý Nhân, hữu ngạn sông Hồng, phát hiện được trống này. Họ đưa trống về dâng cúng vào đình làng Ngọc Lũ. Vài năm sau, một họa sĩ người Pháp đến nghiên cứu, ghi chép và vẽ cảnh đình này, thấy trống cổ quý giá nên báo cho tòa sứ Hà Nam. Năm 1902 theo lệnh Công Sứ Hà Nam, trống được đưa trưng bày ở đấu xảo Hà Nội, rồi sau đó, trường Viễn Đông Bác Cổ đã mua lại, và hiện nay trống Ngọc Lũ thuộc bộ sưu tập của Viện Bảo Tàng Lịch Sử Hà Nội.

Trống Hoàng Hạ cao 0.615m, đường kính mặt trống 0.78 m, hiện trưng bày tại Viện Bảo Tàng Lịch Sử Hà Nội, được tìm thấy ở Hoàng Hạ, Hà Đông năm1937.

Trống Hòa Bình cao 0.61m, đường kính mặt trống rộng 0.78m, được phát hiện ở Mường Dâu, Hòa Bình. Thường gọi là trống Moulié, theo tên người mua được trống, rồi về sau đã tặng lại cho Bảo Tàng Quân Đội Pháp, và sau cùng trống được chuyển lại cho Bảo Tàng Viện Guimet, Paris.

CF. - Nguyễn Khắc Ngữ, “Trống đồng Đông Sơn”, Mỹ Thuật Cổ Truyền Việt Nam, sđ d, trang 38-42.

- Đinh Trọng Hiếu. “Thuận, nghịch, lãnh đạo và chống đối. Một phương pháp “đọc” họa cảnh, một bài học rút ra từ trống đồng Ngọc Lũ”, Văn Lang, California, số 1, tháng 6.1991.

(19) Vết tích đặc biệt ghi nhận hình ảnh tiếng thúc quân dũng mãnh của trống đồng Lạc Việt là bài thơ Cảm Sự của Trần Cương Trung. Sứ nhà Nguyên Trần Cương Trung sang nước ta vào cuối thời Trần Nhân Tông (1293) vẫn còn khiếp đảm khi nghe tiếng trống đồng, lo sợ mà đầu tóc bạc trắng. Bài thơ được chép lại trong Sứ Giao Châu Tập cho chúng ta thấy rõ điều đó.

Thiếu niên ngẫu thử thỉnh trường anh,

Mệnh lạc Nam Châu nhất vũ khinh,

Đồng cổ thanh trung bạch phát sinh!

Mộng hồi do giác chướng hồn kinh!

Ngẫu nhiên xin được quãng dây neo,

Lệnh xuống Nam Châu một cánh vèo,

Muôn dặm Thượng-Lâm không nhạn tới,

Lòng son cảm thấy thanh gươm loáng,

Tóc bạc hòa theo tiếng trống reo!

Giật mình còn tưởng chướng hồn trêu.

(Lê Quý Đôn, Kiến Văn Tiểu Lục. Bửu Cầm dẫn lại, “Tương Quan Giữa Những Hình Chạm Trên Trống Đồng Việt Tộc và Bài Đồng Quân Trong Sở Từ”, Sử Địa, Sài Gòn số 25, 1973, trang 49-80)

(20) Về chiếc khèn có dáng như con chim bồ nông này, Lê Mạnh Thát cho đó là một con tu huýt. Nhưng âm thanh phát ra từ một con tu huýt, chúng tôi sợ rằng không đủ âm độ để tham gia vào một dàn nhạc lớn của hội hè. Hơn nữa, cũng chưa có tài liệu nào xưa nay khảo về âm nhạc đã nói đến nhạc cụ là con tu huýt giữa một dàn nhạc cổ Việt Nam.

(CF. Lê Mạnh Thát, Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Từ Thời Hùng Vương Đến Thời Lý Nam Đế, nxb thành phố HCM 2001, trang 52-54)

(21) Victor Golobew, “L’Age du Bronze au Tonkin et Dans Le Nord-Annam”, B.E.F.E.O, 1930, XXIX.

(22) Lê Văn Siêu dẫn lại, Việt Nam Văn Minh Sử Lược Khảo, Tập Thượng, Từ Nguồn Gốc Đến Thế Kỷ Thứ X, Trung Tâm Học Liệu Bộ Giáo dục Sài Gòn, 1972 trang 72.

(23) Lê Văn Siêu, sđd, trang 74-75.

(24) Paul Lévy, “Lược Khảo Về Khởi Hình Các Trống Cổ Bằng Đồng Kiểu Số I” (Origine De La Forme Des Tambours De Bronze Du Type I), bản dịch Mộc Nghĩa, Le Peuple Vietnamien, L’Ecole Française d’Extrême- Orient, số 2, tháng 12, 1948.

(25) Trần Ngọc Ninh dẫn lại giả thuyết của Heine- Geldern (L’Art Prebouddhique de La Chine et de L’Asie du Sud-Est et Son Influence en Océanie, Paris 1937), Tuyết Xưa, sđd trang 217).

Là một trong những Công ty hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế, sản xuất và cung cấp nhà thép tiền chế tại Việt Nam.

Với phương thức cung cấp dịch vụ trọn gói từ Thiết Kế - Sản Xuất - Lắp Dựng cho các công trình kết cấu thép nói chung và nhà thép tiền chế nói riêng. Chúng tôi tập trung vào các nguồn lực từ đội ngũ nhân sự chất lượng đến dây chuyền sản xuất hiện đại, khép kín để tự tin mang đến cho khách hàng các phương án tối ưu nhất cho các công trình nhằm tối ưu về chi phí đầu tư và chất lượng. Hiện tại CPT STEEL có thể đáp ứng mọi nhu cầu về thiết kế, sản xuất, lắp dựng các công trình kết cấu thép về nhà xưởng, nhà kho, nhà hàng và các công trình liên quan tới nhà thép tiền chế.

Thương hiệu CPT STEEL đã gắn liền với hàng trăm công trình lớn nhỏ cả về quy mô lẫn giá trị trên khắp cả nước. Được sự ghi nhận và đánh giá cao của khách hàng về Chất Lượng và Dịch Vụ mà chúng tôi đã cung cấp. Hiện nay CPT STEEL đang là đối tác thân thiết và lâu năm của các khách hàng lớn trong và ngoài nước.

Tập trung vào chất lượng để thỏa mãn mọi yêu cầu khắt khe nhất của Quý khách hàng, chính vì vậy CPT STEEL đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2015, ISO 14001:2015, ISO 45001:2015. Vì vậy đã làm hài lòng tất cả các nhà đầu tư khó tính nhất như: Nhật Bản, Hàn quốc, Đài Loan, Malaysia, Singapore, Hong Kong, CH Czech, Việt Nam,...

Chúng tôi nhận ra rằng:” Đầu tư vào phát triển bản thân, phát triển con người là sự đầu tư đem lại giá trị bền vững nhất trong dài hạn”. Với định hướng chắc chắn, hệ thống dây chuyền, công nghệ sản xuất được tích lũy và không ngừng hoàn thiện, chúng tôi trang bị cho cán bộ công nhân viên của mình những nền tảng kiến thức vững chắc, tư duy nghề nghiệp nhạy bén và tinh thần luyện tập, áp dụng, phát triển bản thân không ngừng, ngay trong từng công việc nhỏ nhất hằng ngày. Để tiến tới mục tiêu tạo sự khác biệt lớn nhất từ nhà máy tới công trường, làm nên những sản phẩm chất lượng cao, giá thành hợp lý nhất cho các khách hàng.

Thành lập Công ty cổ phần cơ khí xây dựng CPT Việt Nam. Đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất kết cấu thép với công suất 300 tấn/1 tháng.

Mở rộng văn phòng làm việc, đầu tư nâng cấp hệ thống dây chuyển sản xuất của nhà máy, nâng công suất nhà máy lên 1.000 tấn/tháng.

Chính thức mở văn phòng đại diện của công ty tại khu vục Hà Nội nhằm tăng cường khả năng hợp tác mở rộng hoạt động.

Thông qua chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy đáp ứng nhu cầu gia tăng của thị trường, tháng 11 chính thức khởi công xây dựng nhà máy số 2 trên diện tích đất 3,5 ha.

Khánh thành và đi vào hoạt động nhà máy sản xuất kết cấu thép số 02 với dây chuyền hiện đại toàn diện, tự động hóa cao đạt công xuất 1.300 tấn/tháng, diện tích 20.000m2.

Mở văn phòng đại diện tại Hồ Chí Minh, Indonesia và Philippines. Hiện thực hóa mục tiêu nâng cao tỉ trọng suất khẩu hàng kết cấu thép ra thị trường khu vực và thế giới.

Khánh thành nhà máy kết cấu thép số 3, nâng tổng công suất của hệ thống là 8.000 tấn kết cấu thép/ tháng. Đồng thời điều chỉnh tên công ty thành Công ty cổ phần CPT GROUP và ra mắt bộ nhận diện thương hiệu, logo mới.