Căn cứ vào tính chất, mức độ, hành vi sai phạm, các tình tiết giảm nhẹ…, tòa án tuyên phạt bị cáo Phan Quốc Việt Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Việt Á mức án 14 năm tù về tội Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; 15 năm tù tội Đưa hối lộ. Bị cáo phải chấp hành hình phạt chung là 29 năm tù.
Căn cứ vào tính chất, mức độ, hành vi sai phạm, các tình tiết giảm nhẹ…, tòa án tuyên phạt bị cáo Phan Quốc Việt Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Việt Á mức án 14 năm tù về tội Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; 15 năm tù tội Đưa hối lộ. Bị cáo phải chấp hành hình phạt chung là 29 năm tù.
Ông Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế, mức án 18 năm tù; Trịnh Thanh Hùng, cựu vụ phó thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, mức án14 năm tù; bị cáo Phạm Duy Tuyến, cựu giám đốc CDC Hải Dương, 13 năm tù. Các bị cáo này chịu hình phạt bổ sung nộp 100 triệu đồng.
Cùng ở nhóm tội Nhận hối lộ, bị cáo Nguyễn Huỳnh, cựu phó phòng, thư ký ông Long nhận mức án 9 năm tù; bị cáo Nguyễn Minh Tuấn, cựu vụ trưởng thuộc Bộ Y tế nhận 8 năm tù; bị cáo Nguyễn Nam Liên, cựu vụ trưởng Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế nhận 7 năm tù. Các bị cáo này phải chịu hình phạt bổ sung 50 triệu đồng.
Các bị cáo Chu Ngọc Anh, cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Phạm Công Tạc, cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cùng lĩnh 3 năm tù về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí.
Nhóm tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, ông Phạm Xuân Thăng – cựu Bí thư tỉnh Hải Dương lĩnh 5 năm tù; Phạm Mạnh Cường, cựu giám đốc Sở Y tế bị xử phạt 4 năm tù…
Các bị cáo còn lại lĩnh án từ 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo – 5 năm tù về các tội danh khác nhau.
Đặc biệt, tòa án đã quyết định miễn trách nhiệm hình sự đối với bị cáo Nguyễn Thành Danh, cựu Giám đốc CDC mức án về tội Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Theo hồ sơ, ông Danh là người đã nhiều lần từ chối nhận tiền từ Công ty Việt Á.
Theo Hội đồng xét xử, với cương vị là Bộ trưởng Bộ Y tế, là người đứng đầu ngành Y tế, trong khi dịch bệnh đang bùng phát, Chính phủ, nhân dân đang gồng mình chống dịch, ông Nguyễn Thanh Long đã trợ giúp Công ty Việt Á cấp số đăng ký lưu hành tạm thời, chính thức cho test xét nghiệm trái quy định của pháp luật, hiệp thương giá, công khai giá để tạo mặt bằng giá… giúp Công ty Việt Á thu lời bất chính.
Quá trình giúp đỡ Công ty Việt Á, ông Long được Phan Quốc Việt đưa hối lộ 4 lần số tiền 2,25 triệu USD.
Hành vi sai phạm của ông Nguyễn Thanh Long đã xâm phạm vào hoạt động đúng đắn của cơ quan quản lý Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến dư luận và làm suy giảm niềm tin trong nhân dân, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế; giúp Phan Quốc Việt thực hiện chuỗi hành vi sai phạm, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản Nhà nước, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh đang bùng phát mạnh, nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của nhân dân.
Cáo buộc thể hiện, khi dịch Covid-19 bùng phát, Chính phủ cùng Bộ Khoa học Công nghệ giao các đơn vị khoa học chủ động nghiên cứu chế tạo sinh phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch.
Với mục đích để Công ty Việt Á được tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu kit test, sau đó chiếm đoạt, biến kit test thành sản phẩm của công ty để sản xuất, tiêu thụ, Phan Quốc Việt đã thông đồng với Trịnh Thanh Hùng để Việt Á được Bộ KHCN phê duyệt tham gia, phối hợp với Học viện Quân y thực hiện đề tài.
Sau đó, Phan Quốc Việt đề nghị Nguyễn Văn Trịnh, Nguyễn Thanh Long... can thiệp, tác động, chỉ đạo để Công ty Việt Á được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành tạm thời, đăng ký lưu hành chính thức kit test Covid-19.
Khi Công ty Việt Á sản xuất thương mại, bán 200.000 kit test cho Bộ Y tế, Việt đã nâng khống cơ cấu đơn giá nhưng vẫn được Bộ Y tế hiệp thương, xác định giá 470.000 đồng/kit test không có căn cứ.
Theo cáo buộc, Công ty Việt Á sản xuất hơn 8,7 triệu kit test, nâng khống giá nguyên liệu đầu vào rồi bán, tặng, ứng trước hơn 8,3 triệu kit test cho các đơn vị, cơ sở y tế trên khắp cả nước; được thanh toán hơn 4,5 triệu kit test với tổng giá trị hơn 2.257 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra xác định, từ việc nâng khống giá bán kit xét nghiệm, Công ty Việt Á thu lời bất chính 1.235 tỷ đồng.
Để tiêu thụ test xét nghiệm tại các địa phương với số lượng lớn và được thanh toán theo giá đã nâng khống, Phan Quốc Việt và các nhân viên Công ty Việt Á đã thông đồng, câu kết với lãnh đạo, nhân viên các cơ sở y tế công lập thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật về đấu thầu, ứng hàng sử dụng trước, hợp thức thủ tục, hồ sơ thanh toán sau theo đơn giá do Công ty Việt Á đưa ra.
Quá trình tiêu thụ test xét nghiệm, Phan Quốc Việt chỉ đạo các nhân viên tính toán và chi tiền phần trăm ngoài hợp đồng; trực tiếp hoặc chỉ đạo Vũ Đình Hiệp, Phan Tôn Noel Thảo, Hồ Thị Thanh Thảo đưa hối lộ tổng cộng 34 tỷ đồng cho các lãnh đạo, nhân viên tại các cơ sở y tế công lập trên phạm vi cả nước.
Cơ quan điều tra xác định tổng số tiền Việt đưa hối lộ là 106 tỷ đồng; gây thiệt hại số tiền 1.235 tỷ đồng, trong đó thiệt hại cho ngân sách nhà nước 402 tỷ đồng.
BP - Gắn chặt với xây dựng chính quyền điện tử là việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng. Bên cạnh dịch vụ công trực tuyến, hiện nay nhà nước cũng triển khai nhiều dịch vụ công khác nhưng không phải trực tuyến, như công chứng, thừa phát lại... Vậy dịch vụ công là gì và có những đặc trưng nào? Nhà nước thực hiện xã hội hóa các dịch vụ công ra sao?
Dịch vụ công là những hoạt động phục vụ các nhu cầu cơ bản, thiết yếu của người dân vì lợi ích chung của xã hội, do nhà nước chịu trách nhiệm trước xã hội (trực tiếp đảm nhận hay ủy quyền và tạo điều kiện cho khu vực tư thực hiện) nhằm bảo đảm ổn định và công bằng xã hội.
Dịch vụ công có các đặc trưng: Thứ nhất, đó là các hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho lợi ích chung, thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân. Thứ hai, do nhà nước chịu trách nhiệm trước xã hội (trực tiếp cung cấp hoặc ủy nhiệm việc cung cấp). Ngay cả khi nhà nước chuyển giao dịch vụ này cho tư nhân cung cấp thì nhà nước vẫn có vai trò điều tiết đặc biệt nhằm bảo đảm sự công bằng trong phân phối các dịch vụ này và khắc phục các khiếm khuyết của thị trường. Thứ ba, là các hoạt động có tính chất phục vụ trực tiếp, đáp ứng các nhu cầu, quyền lợi hay nghĩa vụ cụ thể và trực tiếp của các tổ chức và công dân. Thứ tư, bảo đảm tính công bằng và tính hiệu quả trong cung cấp dịch vụ.
Nhà nước thực hiện xã hội hóa dịch vụ công: Một là, chuyển giao việc cung cấp dịch vụ công cho khu vực tư. Đối với các dịch vụ công mà nhà nước không cần can thiệp hoặc can thiệp không có hiệu quả thì nhà nước có thể chuyển giao nhiệm vụ này cho khu vực tư, tức là cho phép các tổ chức trong khu vực tư tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ công này. Hai là, huy động sự đóng góp của các tổ chức và công dân. Việc huy động sự đóng góp của các tổ chức và công dân được thực hiện với hai phương thức cơ bản, gồm huy động kinh phí đóng góp của dân vào việc cung cấp dịch vụ công của các tổ chức nhà nước; động viên, tổ chức sự tham gia rộng rãi, chủ động và tích cực của các tổ chức và công dân vào quá trình cung cấp dịch vụ công, đa dạng hóa các hoạt động cung cấp dịch vụ công trên cơ sở phát huy công sức và trí tuệ của nhân dân như huy động chất xám, năng lực quản lý, công sức của người dân vào các hoạt động cung cấp dịch vụ công.