Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Bắc Nam Trung Từ Đây

Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Bắc Nam Trung Từ Đây

%PDF-1.4 %âãÏÓ 3 0 obj << /Producer (PDF-XChange 4.0.162.0 [ABBYY] \(Windows XP Professional Service Pack 3 \(Build 2600\)\)) /Title (Thong Nhat Phat giao Viet Nam) /Author (Do Trung Hieu) /Keywords (\r\n) /Creator (Que Me: Action for Democracy in Vietnam) /CreationDate (D:20120202100129+01'00') >> endobj 5 0 obj << /Type /XObject /Subtype /Image /Width 1962 /Height 415 /BitsPerComponent 8 /ColorSpace /DeviceRGB /Length 90111 /Filter [/FlateDecode /DCTDecode] >> stream xÚìüe\]K³/ŒN$

%PDF-1.4 %âãÏÓ 3 0 obj << /Producer (PDF-XChange 4.0.162.0 [ABBYY] \(Windows XP Professional Service Pack 3 \(Build 2600\)\)) /Title (Thong Nhat Phat giao Viet Nam) /Author (Do Trung Hieu) /Keywords (\r\n) /Creator (Que Me: Action for Democracy in Vietnam) /CreationDate (D:20120202100129+01'00') >> endobj 5 0 obj << /Type /XObject /Subtype /Image /Width 1962 /Height 415 /BitsPerComponent 8 /ColorSpace /DeviceRGB /Length 90111 /Filter [/FlateDecode /DCTDecode] >> stream xÚìüe\]K³/ŒN$

Lịch Sử Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

Giáo hội hình thành trong cuộc đấu tranh đòi bình đẳng tôn giáo năm 1963 dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam. ​Trong thời gian sôi động đó Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chính thức khai sinh ngày 4 tháng 1 năm 1964 nhằm quy tụ các hội đoàn, tông phái Phật giáo về một mối.

Sau khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, Giáo Hội bị chính quyền Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tịch thu các cơ sở. Ngay từ cuối năm 1975 đã có những đụng độ giữa Giáo Hội và chính quyền. Mười hai Phật tử và tăng ni đã tự thiêu ở chùa Dược Sư, Cần Thơ để phản đối lệnh cấm treo cờ Phật giáo cùng những điều lệ bó buộc khác. Đại đức Thích Huệ Hiền để lại chúc thư yêu sách nhà cầm quyền thực hiện nhân quyền, tự do tôn giáo, chấm dứt đàn áp GHPGVNTN. Sang tháng 3 năm 1977 khi nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trưng dụng Cô nhi viện Quách Thị Trang, GHPGVNTN phản kháng mạnh mẽ kêu gọi Phật tử xuống đường phản đối. Viện Đại Học Vạn Hạnh bị nhà nước buộc phải đóng cửa. Nhà xuất bản Lá Bối cũng phải ngưng hoạt động. Giáo Hội có gửi thư đòi thực thi tự do tôn giáo thì nhà cầm quyền phản ứng với lệnh bắt giam sáu thành viên lãnh đạo, trong đó có Hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ và Thích Thiện Minh. Thượng Tọa Thích Thiện Minh sau đó đã bị đánh chết trong tù. Ngày 16 tháng 4 năm 1977, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra Thông báo kêu gọi Phật tử Saigon đấu tranh chống lại GHPGVNTN. Thông báo còn hăm doạ ra tay đàn áp.

Năm 1981, nhằm thống nhất các hệ phái Phật giáo, sau ba năm vận động chính phủ cho thành lập một tổ chức mới mang tên Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) làm tổ chức duy nhất đại diện Phật giáo toàn quốc, nằm dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. GHPGVNTN không chấp nhận tổ chức GHPGVN và bị nhà cầm quyền ép giải tán nhưng không qua văn bản chính thức của chính phủ. Ngày 24 tháng 2 năm 1982, Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định trục xuất hai Hoà Thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ về quản chế tại quê quán Quảng Ngãi và Thái Bình, không qua sự xét xử của toà án. Ngày 7-7 cùng năm, chùa Ấn Quang là trụ sở của GHPGVNTN bị cưỡng chiếm. Toàn bộ tư liệu, hồ sơ của Viện Hoá Đạo bị đốt sạch trong năm ngày mới hết.

GHPGVNTN tiếp tục công cuộc vận động giành lại pháp lý cho Giáo Hội, trong sự thông hiểu là Pháp Nạn chỉ có thể được giải quyết khi Quốc Nạn được giải quyết. Song song với cuộc tranh đấu giành lại pháp lý, Giáo Hội liên tục lên tiếng cho tự do, dân chủ và chủ quyền lãnh thổ.

Đệ Nhất Tăng thống (1964-1973) Hòa thượng Thích Tịnh Khiết (1890-1973).

Đệ Nhị Tăng thống (1973-1979) Hòa thượng Thích Giác Nhiên (1878-1979).

Đệ Tam Tăng thống (1979-1991) Hòa thượng Thích Đôn Hậu (1905-1991).

Đệ Tứ Tăng thống (2003-2008) Hòa thượng Thích Huyền Quang (1920-2008).

Đệ Ngũ Tăng thống (2011-2020) Hòa thượng Thích Quảng Độ (1928-2020).

Đệ Lục Tăng Thống (2020-   ) Hòa Thượng Thích Chí Viên

(Thanh tra)- Chiều 28/11, tại phiên làm việc thứ 2 của Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ (2022-2027) đã biểu quyết thông qua Hiến chương Sửa đổi với 14 chương, nhiều hơn Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) hiện hành 1 chương và 16 điều.

Đại hội đã lắng nghe 16 tham luận của các ban, viện Trung ương, ban trị sự tỉnh, thành hội Phật giáo được trình bày như: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thông tin truyền thông Phật giáo thời đại 4.0; Phật giáo Nam tông Khmer trong ngôi nhà chung GHPGVN; GHPGVN kế thừa lịch sử vàng son; định hướng phát triển văn hóa Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn mới; hoằng pháp Phật giáo thời đại 4.0; vị trí và vai trò người cư sĩ, Phật tử trong thời đại đất nước hội nhập, phát triển; hướng phát triển giáo dục Phật giáo Việt Nam thời kỳ hội nhập, phát triển của đất nước...

Các tham luận đã trình bày những thành quả đạt được trong các hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VIII và những khó khăn trong công tác Phật sự của ban, viện Trung ương, phật giáo các tỉnh, thành và hải ngoại.

Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN đã trình Đại hội Dự thảo Sửa đổi Hiến chương GHPGVN lần thứ 7. Dự thảo Hiến chương Sửa đổi có 14 chương, bao gồm lời nói đầu và 87 điều, nhiều hơn Hiến chương GHPGVN hiện hành 1 chương và 16 điều.

Hiến chương tu chỉnh lần này tập trung vào cơ cấu hệ thống tổ chức các cấp hành chính Giáo hội, sửa đổi bổ sung cấp hành chính cơ sở. Sau khi tu chỉnh, Hiến chương GHPGVN sẽ có 4 cấp hành chính: GHPGVN cấp Trung ương (bao gồm: Hội đồng Chứng minh và các cơ quan của Hội đồng Chứng minh; Hội đồng Trị sự và các cơ quan của Hội đồng Trị sự); GHPGVN cấp tỉnh, thành phố (bao gồm: Ban Chứng minh; Ban Trị sự và các cơ quan của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành phố); GHPGVN cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (bao gồm: Ban Chứng minh; Ban Trị sự và các cơ quan của Ban Trị sự GHPGVN quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương); GHPGVN cấp cơ sở: Ban Quản trị cơ sở tự viện.

Hiến chương tu chỉnh lần này đã dành riêng một chương mới quy định về GHPGVN cấp cơ sở (Chương VIII). Hiến chương tu chỉnh cũng có quy định cụ thể về tài sản của tổ chức tôn giáo trực thuộc GHPGVN và tài sản của tăng, ni.

“Trong lần tu chỉnh Hiến chương này đã kiện toàn cơ cấu tổ chức của Hội đồng Chứng minh, các quy định trong Hiến chương cụ thể hóa vai trò của Hội đồng Chứng minh là cơ quan lãnh đạo tối cao về Đạo pháp và Giới luật. Nâng cao vị thế lãnh đạo của Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh và các cơ quan của Hội đồng Chứng minh: Văn phòng Hội đồng Chứng minh, Ban Giám luật, Ban Giám sát và Kỷ luật là một trong những điểm quan trọng”, Thượng tọa Thích Đức Thiện nhấn mạnh.

Kết thúc phiên làm việc thứ 2 của Đại hội, Hoà thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Tri sự, Trưởng ban Nhân sự Đại hội IX đã lấy biểu quyết trước Đại hội và thống nhất thông qua Hiến chương sửa đổi lần thứ 7.