Khi đứa trẻ chào đời sẽ cất tiếng khóc đầu tiên, điều này có lý do sinh lý, vì ở trong cơ thể mẹ, bé sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái, khi bé chào đời, việc rời xa môi trường quen thuộc này và bước vào một thế giới xa lạ chắc chắn sẽ dẫn đến tâm lý lo lắng.
Khi đứa trẻ chào đời sẽ cất tiếng khóc đầu tiên, điều này có lý do sinh lý, vì ở trong cơ thể mẹ, bé sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái, khi bé chào đời, việc rời xa môi trường quen thuộc này và bước vào một thế giới xa lạ chắc chắn sẽ dẫn đến tâm lý lo lắng.
Trẻ em thường có thói quen luôn mang theo một đồ vật thân thuộc nào đó bên mình. Đối với trẻ nhỏ, thường là gấu bông, xe ô tô đồ chơi hay chiếc khăn mùi xoa,… Dù đi đến bất cứ đâu, trẻ cũng luôn cầm nắm, ôm theo và tuyệt nhiên không ai có cơ hội đụng chạm vào nó. Chính vì vậy, dựa vào sự yêu quý những món vật này của trẻ, bố mẹ nên sử dụng sở thích của con để làm bạn đồng hành cho trẻ trong quá trình đến lớp. Trước sự mới lạ của không gian lớp học, những gương mặt lạ lẫm của các bạn đồng trang lứa, trẻ sẽ cảm thấy lạc lõng và rụt rè. Nhờ vào sự quen thuộc của món đồ chơi này, trẻ sẽ không còn bỡ ngỡ và mạnh dạn hòa nhập cùng bạn bè, thầy cô tại lớp học.
Tham khảo ngay: Chuẩn Bị Cho Con Vào Lớp 1: Bố Mẹ Nên Biết, Giúp Trẻ Hòa Nhập
Với những trẻ mới bắt đầu đi học, câu nói “Con không đi học đâu” có lẽ là câu cửa miệng vào mỗi buổi sáng. Để trẻ không sợ hãi việc đi học, ba mẹ có thể tranh thủ cơ hội lúc tâm lý trẻ dễ chịu vào mỗi lần được đón về để trò chuyện cùng bé.
Ngoài ra, lúc ra về, ba mẹ nên nán lại trường một lúc để trẻ chơi thêm một lúc với giáo viên và bạn bè những trò chơi như xếp hình, lắp ráp. Những lúc này, trẻ sẽ có xu hướng mải mê với những món đồ chơi mà không muốn về.
Nhân cơ hội này, ba mẹ có thể xin phép cô giáo mang những món đồ chơi về nhà. Nếu sáng hôm sau bé vẫn không chịu đến trường thì ba mẹ hãy nhắc nhở trẻ rằng cần phải đến lớp để trả lại đồ chơi cho cô.
Xem thêm: Chuẩn bị cho con đi học mẫu giáo: Cha mẹ cần lưu ý những gì?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ em quấy khóc và không muốn đi học. Một số nguyên nhân phổ biến mà bố mẹ có thể tham khảo, bao gồm:
Để giúp trẻ vượt qua những nguyên nhân này, người lớn cần tìm hiểu và đưa ra giải pháp phù hợp. Ví dụ, có thể cho trẻ đến trường trước khi bắt đầu học để trẻ có thời gian thích nghi với môi trường mới, hoặc cùng trẻ tìm hiểu về giáo viên và bạn bè mới của trẻ để trẻ cảm thấy an tâm hơn. Ngoài ra, nếu trẻ đang mắc bệnh hoặc không khỏe mạnh, người lớn nên cho trẻ nghỉ học và đưa trẻ đến bác sĩ để được chăm sóc.
Tham khảo thêm: Giải pháp đảm bảo an toàn trường học tối đa tại Trường Saigon Pearl
Những nguyên nhân nào khiến trẻ khó c trong lần đầu tiên đến trường? (Nguồn: ISSP)
Việc lấy cô giáo ra để đe dọa trẻ là một hành vi không đúng đắn và không được khuyến khích. Việc đe dọa và sử dụng áp lực để ép buộc con trẻ không chỉ làm cho trẻ cảm thấy bị áp đặt mà còn gây ra những tác động tiêu cực cho tâm lý và sự phát triển của trẻ. Nếu dùng những lời nói và hình ảnh của thầy cô giáo để răn đe, có thể sẽ gây ra phản ứng ngược. Trẻ sẽ càng cảm thấy sợ hãi mỗi khi nghĩ đến việc phải đến lớp mỗi sáng. Do đó, bố mẹ hoặc các thành viên trong gia đình không nên thực hiện những hành vi tương tự để tránh gây ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục trẻ.
Tham khảo ngay: Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là gì? | ISSP
Trẻ đi học mẫu giáo lần đầu tiên sẽ thường hay khóc. Hầu hết nguyên nhân dẫn đến việc các bé hay khóc là do phải rời xa cha mẹ, lạ lẫm với môi trường mới, …
Con sẽ mang tâm lý lo lắng, hồi hập trước khi đi học. Phụ huynh có thể dành thời gian cho bé để lắng nghe và đưa ra lời khuyên tốt nhất cho bé. Phụ huynh nên dùng lời để động viên, khuyến khích con đến với môi trường mới. Lắng nghe con bày tỏ nguyện vọng và thấu hiểu con hơn.
Phụ huynh có thể đưa bé đến thăm trường trước khi vào học. Các con có thể làm quen với môi trường mới và bản thân phụ huynh cũng có thể gặp mặt, trao đổi với giáo viên mầm non để có thêm nhiều thông tin và tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa phụ huynh và nhà trường.
Làm sao để trẻ đi học không khóc? Để trẻ có thể giữ vững tâm lý khi đến trường lần đầu, ba mẹ có thể dẫn trẻ đến trường tham quan khuôn viên, cũng như làm quen trước với cô giáo và bạn học. Việc mô tả tính cách cô giáo cho trẻ có thể giúp trẻ dễ dàng tưởng tượng và cảm thấy yên tâm hơn.
Ba mẹ có thể dẫn trẻ vào các lớp học và giới thiệu các hoạt động có thể diễn ra trong lớp cho trẻ. Ba mẹ nên miêu tả cho trẻ những hoạt động mà bé có thể tham gia để tạo sự hào hứng cho trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ tỏ ra khó chịu thì cha mẹ nên ngưng hoạt động này để tránh gây ra những sự phản tác dụng không nên có.
Cách để trẻ đi học không khóc này mang lại hiệu quả khá cao. Tuy nhiên, ba mẹ cũng cần lưu ý rằng chỉ có trường tư mới cho phép được vào tham quan trước.
Xem thêm: Cách dạy kỹ năng đặt câu hỏi cho trẻ mầm non cha mẹ nên biết
Khi chở con học đi học, phụ huynh hãy kể về những hoạt động thú vị tại trường và gây hứng thú cho con, khuyến khích con kết bạn mới. Con sẽ hứng khởi hơn và sẽ không khóc khi bước vào lớp. Luôn giữ thái độ lạc quan xuyên suốt đường đi học, đừng nên để bé cảm thấy áp lực mà hãy để bé được thoải mái làm quen với các bạn và cô giáo mới.
Phần lớn các bé lần đầu đi học sẽ khóc do lo lắng khi phải rời xa cha mẹ. Các bé sẽ bỡ ngỡ và rụt rè khi gặp bạn mới và thầy cô mới, cảm giác cô đơn khi không được ở bên cha mẹ sẽ dẫn đến tâm lý hoảng loạn, thiếu an toàn và bé sẽ khóc.
Nếu như bé đi học về là khóc hay buổi đêm khóc thầm, thì nguyên nhân chính là do những trải nghiệm tại trường mẫu giáo của bé không được vui vẻ. Nguyên nhân đa phần là do bé đã bị bắt nạt, bị bạo lực học đường. Điều này sẽ gây áp lực nặng nề, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của bé. Bước vào môi trường mới, bé còn lạ lẫm vì bạn bè và thầy cô đều rất xa lạ, con sẽ sợ hãi và khép mình. Tính cách bạo lực của bạn bè hoặc cô giáo sẽ gây tổn hại đến tâm lý của con.
Trẻ em sẽ rất nhạy cảm khi đến với một môi trường mới, đặc biệt khi trẻ phải ra khỏi vùng an toàn (nhà và gia đình). Từ đó những yếu tố ngoại cảnh như người mới, nhiệt độ nóng hay lạnh, tiếng ồn, … đều sẽ khiến bé không thoải mái và bật khóc.
Việc áp dụng thời gian biểu giống như ở trường có thể giúp trẻ thích nghi tốt hơn với việc học tập và sinh hoạt trong gia đình. Trẻ sẽ dần làm quen với lối sinh hoạt có kế hoạch. Trẻ sẽ không bị bỡ ngỡ trước sự nề nếp và khoa học khi đến trường học. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần lưu ý rằng việc áp dụng thời gian biểu tại nhà không nên quá khắt khe và cần phải linh hoạt để phù hợp với hoàn cảnh gia đình. Nó giúp trẻ cảm thấy thoải mái và hứng thú hơn trong việc học tập và sinh hoạt tại nhà. Một số lợi ích của việc áp dụng thời gian biểu giống như ở trường tại nhà có thể bao gồm:
Trẻ được tự do khám phá điều mới mẻ – cách cho con đi học không khóc. (Nguồn: ISSP)