Vai Trò Của Tinh Thần Đoàn Kết Trong Cuộc Sống

Vai Trò Của Tinh Thần Đoàn Kết Trong Cuộc Sống

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Tính chất vật lý của nước là gì?

Nước là một dạng chất lỏng, không màu, không mùi, không vị và không có hình dạng  ở nhiệt độ thường.  Tuy nhiên, nước sẽ bay hơi khi nhiệt độ đạt mức 100 độ C, tại mức áp suất khí quyển là 760mmHg (1 atm) và hóa rắn ở 0 độ C, gọi là nước đá.

Về tính dẫn điện, thực chất nước tinh khiết không dẫn điện, nước thông thường có chứa các loại muối tan nên tính dẫn điện phụ thuộc vào nồng độ muối có trong nước. Chính vì vậy, nước khoáng chứa nhiều khoáng chất và muối tan nên tính dẫn điện tương đối cao. Về tính dẫn nhiệt, nước có khả năng dẫn nhiệt tốt.

Một số thông số khác về nước như khối lượng riêng của nước (ở 4 độ C) là 1g/ml, độ dẫn nhiệt 0.58 W/m-K, chỉ số khúc xạ là 1.333 ở 20 độ C.

Vai trò của nước đối với cơ thể con người

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng nước có vai trò thiết yếu để duy trì sự sống và trao đổi chất. Vậy cơ thể có bao nhiêu nước? Theo đó, nước chiếm tỉ lệ lớn, khoảng 70 - 80% trọng lượng cơ thể. Vai trò thực sự của nước là gì? Không chỉ đơn giản là để giải khát, mà nước còn tham gia nhiều hoạt động sống của cơ thể, giúp các hệ cơ quan hoạt động ổn định.

Nước có vai trò quan trọng với cơ thể con người

Nguồn nước đi vào cơ thể mang đến nguồn khoáng chất, vận chuyển chất dinh dưỡng và Oxy cần thiết cho các tế bào phát triển. Nước còn giúp điều hòa thân nhiệt cân bằng và dao động quanh ngưỡng 37 độ C.

Nước giống như một loại dung môi giúp chuyển đổi thức ăn thành năng lượng, đào thải độc tố và các chất cặn bã ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu và phân. Uống nhiều nước sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, phân mềm hơn và giúp chúng di chuyển một cách dễ dàng trong đại tràng. Nước cũng giúp làm trơn các khớp xương, giúp hệ xương khớp hoạt động nhịp nhàng.

Hậu quả khi cơ thể thiếu nước là gì?

Bạn đã từng thắc mắc hệ quả của việc thiếu nước là gì hay chưa? Nếu như không được bổ sung kịp thời và đầy đủ, thiếu nước kéo dài có thể gây ra một số vấn đề cơ thể, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Thiếu nước ở mức độ nhẹ có thể gây ra những biểu hiện khó chịu như mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, táo bón, tâm trạng thất thường, lo lắng, chuột rút, đau khớp… Bên cạnh đó, nếu không được bổ sung nước kịp thời thì bạn sẽ gặp tình trạng làn da bị nhăn nheo, mắt trũng.

Thiếu nước khiến làn da trở nên nhăn nheo hơn

Thiếu nước ở mức độ nặng, nhất là đối với những người hay tập thể thao cường độ mạnh, có thể sẽ gây ra các triệu chứng như sốt, huyết áp thấp, nhịp tim nhanh, mê sảng, bất tỉnh, tiêu chảy nặng, thậm chí nôn…

Ngoài ra, một số tác hại của thiếu nước là gì khác có thể kể đến như:

Trao đổi chất chậm lại: nước giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng và thẩm thấu vào tế bào nên thiếu nước sẽ khiến trao đổi chất chậm lại.

Tăng cảm giác đói: thiếu nước khiến cơ thế cảm thấy đói, nhanh đói hơn, khiến bạn đối mặt với tình trạng tăng cân ngoài mong muốn.

Vấn đề tiêu hóa: thiếu nước sẽ gây ra tình trạng táo bón, các chất cặn bã sẽ rắn hơn và ảnh hưởng đến quá trình đào thải ra khỏi cơ thể.

Tính chất hóa học của nước là gì?

Chúng ta đã biết nước có công thức hóa học là H2O, một phân tử nước cấu tạo từ 1 nguyên tử Oxy và 2 nguyên tử Hydro thông qua liên kết cộng hóa trị. Liên kết này khá yếu nên dễ bị đứt gãy trong các phản ứng và thông qua quá trình điện phân dung dịch, tạo ra các chuyển động linh hoạt cho nước ở thể lỏng.

Bên cạnh đó, nước cũng là một dung môi tốt nhờ tính lưỡng cực. Hầu hết các hợp chất phân cực như acid, rượu và muối đều tan trong nước. Tính hòa tan của nước đóng vai trò trong hóa học và sinh học vì nhiều phản ứng chỉ xảy ra trong dung dịch nước.

Vai trò của nước đối với thực vật

Nước có vai trò quan trọng với thực vật

Đối với thực vật, nước là thành phần của tế bào sống, có nước thì thực vật mới có thể sống, tuy nhiên hàm lượng nước trong thực vật không giống nhau theo loài và theo từng thời kỳ. Vai trò của nước đối với thực vật bao gồm:

Nước ion kiềm - Nước tốt cho sức khỏe

Ngày nay, nước ion kiềm đang dần trở nên phổ biến và được yêu thích trên toàn thế giới bởi những lợi ích cho sức khỏe. Nước ion kiềm hay nước điện giải được tạo ra bởi công nghệ điện phân, chứa các ion OH- và H+. Các loại máy lọc nước điện giải thường cho ra dòng nước ion kiềm với độ pH 8.0 ~ 9.5. Một số lí do khiến cho nước ion kiềm trở thành một loại nước tốt cho sức khỏe có thể kể đến như:

Giảm quá trình mất nước của cơ thể

Nước ion kiềm cấu tạo bởi các phân tử nước siêu nhỏ, dễ dàng thẩm thấu nhanh vào tế bào, từ đó giúp bù nước nhanh chóng, bổ sung lượng nước bị mất đi. Nước ion kiềm mang đến cảm giác tỉnh táo, sảng khoái và căng tràn năng lượng. Bên cạnh đó, đây cũng là một giải pháp giúp cho các bộ phận trong cơ thể hoạt động đạt hiệu quả tối đa nếu sử dụng đúng liều lượng.

Cơ chế thải độc của cơ thể liên quan mật thiết đến việc uống nước, đặc biệt là khi sử dụng nước ion kiềm. Mỗi ngày uống 8 cốc nước ion kiềm sẽ giúp cơ thể được thanh lọc, bổ sung khoáng chất, giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong.

Lượng axit trong cơ thể sẽ tăng lên trong quá trình tiêu thụ các loại thực phẩm như thịt đỏ, nước ngọt, đồ chiên rán, thức ăn nhanh… Không chỉ vậy, môi trường axit tạo điều kiện cho các gốc tự do phát triển, gây ra nhiều loại bệnh như đau dạ dày, viêm đại tràng, trào ngược dạ dày và thậm chí là ung thư.

Nước ion kiềm là “cứu tinh”, giúp trung hòa lượng axit dư, duy trì tính kiềm và hỗ trợ phòng chống bệnh tật và cải thiện hệ miễn dịch. Đặc biệt, quy định Đạo luật về thiết bị y dược Nhật Bản (Đạo luật PMD) đã kiểm duyệt hiệu quả cải thiện triệu chứng đường tiêu hóa của nước ion kiềm. Vì vậy mỗi ngày bạn nên uống từ 0.5 - 1 lít nước ion kiềm để đạt hiệu quả tối ưu.

Nước ion kiềm giúp cơ thể chống lão hóa, ngăn ngừa bệnh tật

Môi trường ô nhiễm, khói bụi và những sản phẩm độc hại là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng lão hóa. Cơ thể rất cần các chất chống oxy hóa để chống lại những ảnh hưởng của các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Và nước ion kiềm là một giải pháp tuyệt vời cung cấp nguồn Hydrogen dồi dào giúp kiểm soát các gốc tự do, chống oxy hóa vượt trội và hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa.

Nhờ cấu trúc phân tử siêu nhỏ nên các phân tử nước có độ thẩm thấu cao, chiết suất các chất dinh dưỡng nhanh và góp phần tăng hương vị tự nhiên. Nước ion siêu kiềm còn có khả năng rửa sạch và loại bỏ tối các chất bảo quản trên bề mặt thực phẩm. Như vậy, nấu ăn bằng nước ion kiềm vừa mang lại cảm giác an toàn, lại gia tăng hương vị và tiết kiệm thời gian hơn so với cách nấu ăn truyền thống.

Những thông tin của bài viết đã phần nào giải đáp thắc mắc Nước là gì? Tính chất và vai trò của nước đối với cuộc sống của con người? Nước đóng vai trò thiết yếu trong qua trình vận hành của cơ thể, thiếu nước bạn sẽ đối mặt với nhiều triệu chứng gây ảnh hưởng xấu đến các hoạt động sống. Hãy bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể và ưu tiên sử dụng nước ion kiềm để duy trì hiệu quả công việc và bảo vệ sức khỏe mỗi ngày nhé!

Trở thành tổ chức toàn cầu rộng rãi nhất với sự tham gia của hầu hết các quốc gia trên thế giới, vai trò và hoạt động của Liên hợp quốc được mở rộng về mọi mặt, qua đó đem lại những tác động tích cực, to lớn đến đời sống quốc tế và mỗi quốc gia.

Một là, Liên hợp quốc phát huy vai trò to lớn, nỗ lực không mệt mỏi vì mục tiêu gìn giữ hòa bình, ngăn ngừa xung đột, chiến tranh; thực thi những chuẩn mực cốt lõi của quan hệ quốc tế trong Hiến chương Liên hợp quốc. Trải qua những thăng trầm lịch sử, Liên hợp quốc vẫn luôn duy trì là một diễn đàn hòa bình để các bên đối thoại. Theo đó, Liên hợp quốc tích cực đóng vai trò trung gian hòa giải nhiều cuộc khủng hoảng quốc tế thông qua thương lượng, sáng kiến giải pháp hòa bình cho hàng trăm cuộc xung đột ở các khu vực, với phạm vi và quy mô ngày càng được mở rộng. Nhờ có sự can thiệp của Liên hợp quốc, nhiều cuộc xung đột đã được giải quyết.

Hai là, trong 73 năm qua, hơn 500 điều ước quốc tế đa phương quan trọng trong nhiều lĩnh vực đã được ký kết, tạo khuôn khổ chung cho việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia. Đặc biệt, những năm gần đây, Liên hợp quốc đạt được những thành tựu về hợp tác và phát triển toàn cầu, như ký kết Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân, cải cách Hệ thống phát triển Liên hợp quốc, thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG 2015), triển khai Mục tiêu phát triển bền vững (SDG 2030); giải quyết các vấn đề toàn cầu về xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ phụ nữ, trẻ em, bảo đảm quyền con người, cải thiện y tế, văn hóa, giáo dục, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu…

Ba là, Liên hợp quốc thực sự trở thành biểu tượng của tinh thần đoàn kết toàn cầu, nơi kết tinh các giá trị tiến bộ nhân văn và hiện thực hóa khát vọng vươn lên vì một thế giới hòa bình, thịnh vượng và công bằng. Từ 51 quốc gia thành viên khi được thành lập, đến nay, Liên hợp quốc có 193 quốc gia thành viên và trở thành một hệ thống toàn diện gồm 5 cơ quan chính, nhiều cơ quan phụ trợ, 20 tổ chức chuyên môn và 5 Ủy ban Kinh tế - Xã hội đặt ở các khu vực, hàng chục quỹ và chương trình hoạt động trên tất cả các lĩnh vực, từ giải quyết và ngăn ngừa xung đột, giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí hạt nhân, chống khủng bố, bảo vệ người tị nạn, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, cho đến thúc đẩy dân chủ, nhân quyền...

Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, Liên hợp quốc cũng phải đối mặt với những thách thức. Bước sang thế kỷ XXI, thế giới chứng kiến sự “chuyển dịch”, biến động sâu sắc trên nhiều mặt, đặt ra những bài toán mới đối với tất cả các quốc gia. Phát biểu tại phiên họp cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 73 diễn ra ở New Yord (Mỹ) tháng 9-2018, Tổng Thư ký Liên hợp quốc A. Guterres nhấn mạnh, cuộc khủng hoảng lòng tin nghiêm trọng đang lan rộng trên toàn cầu. Lòng tin vào hệ thống quản trị toàn cầu trở nên mong manh trong bối cảnh những thách thức của thế kỷ XXI vượt xa khả năng xử lý của những thể chế và quan niệm của thế kỷ XX. Do vậy, những thách thức hiện hữu cần phải nhìn nhận.

Thứ nhất, thế giới đang chuyển động nhanh chóng với động lực mạnh mẽ từ những tiến bộ vượt bậc về khoa học - công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự lan tỏa theo xu thế tất yếu của toàn cầu hóa. Điều này mở ra nhiều cơ hội mới để đưa nhân loại bước vào giai đoạn phát triển kinh tế mạnh mẽ chưa từng có, góp phần củng cố xu thế lớn của toàn cầu về hòa bình, hợp tác và phát triển, song cũng đặt ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các quốc gia, khu vực, thậm chí là những lệnh trừng phạt, trả đũa trong các cuộc chiến thương mại. Vòng xoáy mà chủ nghĩa bảo hộ và các biện pháp trả đũa lẫn nhau tạo ra có thể cản bước tiến của hệ thống thương mại đa phương và rộng hơn là làm suy yếu chủ nghĩa đa phương.

Thứ hai, hòa bình thế giới vẫn chưa được bảo đảm. Tình hình Bán đảo Triều Tiên đã có tiến triển, nhưng ở Trung Đông, châu Phi và nhiều “điểm nóng” khác trên thế giới, chủ nghĩa khủng bố, xung đột và nguy cơ xung đột vẫn hiện hữu. Tư duy cường quyền đề cao sức mạnh, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, sự gia tăng các biện pháp đơn phương tiếp tục là mối đe dọa đối với hòa bình, ổn định quốc tế. Tình trạng bất công và bất bình đẳng còn tồn tại nhiều nơi trên thế giới.

Thứ ba, những thách thức an ninh phi truyền thống ngày càng diễn biến phức tạp. Tình trạng biến đổi khí hậu đang khiến thế giới chệch khỏi con đường hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững. Khí hậu khắc nghiệt và diễn biến thất thường - hạn hán kéo dài, các cơn siêu bão, lũ lụt và cháy rừng - đã và đang đe dọa những tiến triển chung của nhân loại. Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên hợp quốc đưa ra cảnh báo ngày 08-10-2018, nhiệt độ trên Trái đất có thể sẽ tăng 1,5 độ C trong giai đoạn 2030 - 2052 nếu hiện tượng ấm lên trên toàn cầu vẫn tiếp diễn với tốc độ như hiện nay và các nước không áp dụng các biện pháp khẩn trương nhằm ngăn chặn xu hướng này (1).

Tình trạng biến đổi khí hậu cùng những cuộc xung đột đang đẩy số người bị mất nhà cửa trên toàn cầu lên mức cao nhất trong lịch sử, theo đó, việc bảo vệ người tị nạn và người di cư là một thách thức vô cùng quan trọng để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Dòng người di cư toàn cầu đã lên tới 250 triệu người, chiếm tới 3% dân số thế giới (2). Năm 2018, có hơn 1.600 người thiệt mạng khi liều mình vượt biển đến châu Âu, dù số lượng người tìm cách vượt biển đã giảm đáng kể so với những năm trước (3).

Không chỉ có vậy, theo báo cáo mới nhất của Liên hợp quốc, trong năm 2017 có khoảng 821 triệu người bị đói, tương đương khoảng 10% dân số thế giới, đánh dấu năm thứ 3 liên tiếp số lượng người bị đói toàn cầu gia tăng. Trong khi đó, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) thống kê có khoảng 155 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng mãn tính và tình trạng thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng đến hơn 2 tỷ người toàn cầu; ước tính mỗi 12 giây có một trẻ em thiệt mạng do không có thức ăn (4). Liên hợp quốc cũng cảnh báo nếu xung đột tiếp diễn và biến đổi khí hậu không được ngăn chặn, từ nay tới năm 2030, sẽ có 35 - 122 triệu người rơi vào cảnh nghèo đói, đồng nghĩa với nguy cơ cộng đồng quốc tế thất bại trong cuộc chiến chống nạn đói.

Trước những thách thức nêu trên, để vận hành hiệu quả, linh hoạt và tập trung hơn, Liên hợp quốc đang đứng trước yêu cầu phải có sự cải tổ và cơ cấu lại tổ chức. Vấn đề cải tổ ở tổ chức quốc tế đa phương lớn nhất thế giới này đang là đòi hỏi bức thiết của bản thân Liên hợp quốc cũng như của cộng đồng quốc tế. Trong những năm tới, Liên hợp quốc cần tiếp tục sáng tạo và đổi mới trong bối cảnh các vấn đề và sự kiện thế giới đổi thay từng ngày. Liên hợp quốc sẽ tiếp tục là một nền tảng tạo điều kiện để các nước thành viên, các tổ chức khu vực tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia nào, dù là các cường quốc giàu mạnh, có đủ sức giải quyết. Điều này đòi hỏi Liên hợp quốc phải nỗ lực trong việc xây dựng quan hệ đối tác với các nước thành viên, các tổ chức khu vực và quốc tế.

Trên tinh thần đó, Nhóm Quá độ của hệ thống phát triển Liên hợp quốc được thành lập nhằm đảm nhận vai trò lãnh đạo chiến lược và giám sát mọi khía cạnh của cuộc cải tổ hệ thống phát triển của Liên hợp quốc. Nhóm Quá độ sẽ hành động dựa trên các điều khoản của Nghị quyết 72/279 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, được các nước thành viên phê chuẩn ngày 31-5-2018. Nghị quyết này mở ra cuộc cải tổ hệ thống phát triển của Liên hợp quốc một cách toàn diện nhất và nhiều tham vọng trong những thập niên qua. Trong đó, Nghị quyết đòi hỏi phải thực thi một loạt cuộc cải cách dẫn đến những thay đổi đáng kể về cơ cấu, ban lãnh đạo, các cơ chế trách nhiệm và năng suất của toàn bộ hệ thống phát triển của Liên hợp quốc để đáp ứng những nhu cầu của các quốc gia đối với việc thực hiện hiệu quả Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (CTNS 2030).

Những đóng góp tích cực của Việt Nam

Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc ngày 20-9-1977. Vượt qua giai đoạn khó khăn sau chiến tranh, từng bước khôi phục phát triển kinh tế - xã hội với sự hỗ trợ của Liên hợp quốc, từ đó đến nay, sau nhiều thập niên tiến hành công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam dành được những thành tựu có ý nghĩa to lớn. Nhờ đó, uy tín và vị thế quốc tế của Việt Nam không ngừng nâng cao. Bạn bè quốc tế đánh giá cao vai trò và đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên hợp quốc. Việt Nam được bầu với số phiếu cao vào nhiều cơ quan của Liên hợp quốc, đặc biệt là Hội đồng Bảo an (nhiệm kỳ 2008 - 2009), Hội đồng Kinh tế - Xã hội (1998 - 2000 và 2016 - 2018), Hội đồng Nhân quyền (2014 - 2016), Hội đồng Chấp hành UNESCO (2015 - 2019), Ủy ban Luật pháp quốc tế (2017 - 2021).

Trong giai đoạn hiện nay, thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Việt Nam tích cực đóng góp vào quá trình xây dựng và thực thi các điều ước quốc tế của Liên hợp quốc, xây dựng một thể chế đa phương toàn cầu công bằng, minh bạch và hiệu quả, đáp ứng nguyện vọng chung của toàn nhân loại. Việt Nam luôn nhất quán trong việc đề cao các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc trong việc giải quyết các xung đột, tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Việt Nam có nhiều đóng góp tích cực trong lĩnh vực giải trừ quân bị và chống phổ biến vũ khí, nhất là giải trừ vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác, là một trong 10 nước phê chuẩn Hiệp ước Cấm Vũ khí hạt nhân sớm nhất vào tháng 5-2018.

Trên cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009, Việt Nam tham gia tích cực vào các nỗ lực ngăn ngừa khủng hoảng, gìn giữ hòa bình, có những đề xuất quan trọng về bảo vệ phụ nữ và trẻ em trong xung đột, thúc đẩy quyền con người. Việt Nam tiếp tục ứng cử vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020 - 2021. Ngày 25-5 vừa qua, tại cuộc họp của Nhóm châu Á - Thái Bình Dương tại Liên hợp quốc, các nước nhất trí thông qua đề cử Việt Nam là ứng cử viên duy nhất của Nhóm vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (nhiệm kỳ 2020 - 2021) tại cuộc bầu cử sẽ được tổ chức vào tháng 6-2019. Động thái này thể hiện sự ủng hộ và tín nhiệm cao của các nước trong khu vực đối với vai trò và năng lực của Việt Nam. Đây là kết quả bước đầu quan trọng, tạo thuận lợi cho Việt Nam trong quá trình vận động các nước thành viên Liên hợp quốc ở các khu vực khác trong thời gian tới.

Chủ động, tích cực tham gia các cơ chế đa phương về quốc phòng, an ninh, trong đó có việc tham gia các hoạt động hợp tác ở mức cao hơn như hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, diễn tập về an ninh phi truyền thống và các hoạt động khác. Từ tháng 6-2014, Việt Nam bắt đầu cử lực lượng tham gia, đến nay, Tổ công tác liên ngành về gìn giữ hòa bình đã đề xuất và cử 27 lượt sỹ quan làm nhiệm vụ dưới hình thức cá nhân tại các phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở châu Phi. Đầu năm 2018, nữ sỹ quan Việt Nam đầu tiên được cử tham gia phái bộ Liên hợp quốc tại Nam Sudan. Ngày 01-10-2018, Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 của Việt Nam với hơn 60 cán bộ y, bác sỹ (trong đó có 10 cán bộ nữ) đã chính thức xuất quân lên đường tới Phái bộ Nam Sudan. Đây là lần đầu tiên Việt Nam cử đội hình cấp đơn vị thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Việt Nam đang tích cực chuẩn bị mọi mặt cho Đội Công binh, sẵn sàng cử tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc từ năm 2020; đồng thời xem xét, mở rộng việc cử đơn vị ở lĩnh vực khác tại phái bộ phù hợp. Tháng 6-2018, Cục Hỗ trợ thực địa Liên hợp quốc đã công bố kết quả thanh sát địa điểm huấn luyện lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại các nước thuộc ASEAN. Việt Nam cùng với 3 nước Campuchia, Indonesia, Thái Lan được chọn làm địa điểm huấn luyện binh sỹ gìn giữ hòa bình quốc tế luân phiên. Khóa huấn luyện đầu tiên sẽ diễn ra tại Việt Nam vào cuối năm 2018.

Được tín nhiệm bầu vào Hội đồng Nhân quyền (nhiệm kỳ 2014 - 2016), Việt Nam tham gia tích cực vào các nỗ lực thúc đẩy quyền con người trên thế giới, đề xuất và được thông qua Nghị quyết về tác động của biến đổi khí hậu với quyền trẻ em, đưa ra và tham gia nhiều sáng kiến như bảo vệ quyền lao động của người khuyết tật, bảo đảm môi trường làm việc an toàn cho người lao động trên biển, tăng cường giáo dục, phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em gái... Đến nay, Việt Nam tiếp tục tích cực tham gia các cơ chế nhân quyền Liên hợp quốc nói chung và Hội đồng Nhân quyền nói riêng, qua đó không chỉ thể hiện nỗ lực trong việc bảo đảm quyền cho mọi người dân mà còn là hình ảnh một nước Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, không ngừng đề cao tinh thần đối thoại và hợp tác trong vấn đề quyền con người, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác song phương với các nước bạn bè, các nước đối tác.

Trong năm 2016 - 2018, với tư cách thành viên Hội đồng Kinh tế - Xã hội (ECOSOC), Việt Nam hoạt động tích cực trong mảng kinh tế - phát triển tại Liên hợp quốc, nắm bắt xu thế, các chuyển động lớn của thế giới trong lĩnh vực phát triển để chủ động tham mưu xây dựng và triển khai các chính sách phát triển của Việt Nam, nêu các nhu cầu, quan tâm của Việt Nam cần sự hỗ trợ của Liên hợp quốc, góp phần huy động nguồn lực cho phát triển thông qua hoạt động của các quỹ, chương trình tại Việt Nam.

Ngày 05-7-2018, Việt Nam và Liên hợp quốc đã ký Kế hoạch Chiến lược chung mới (OSP) cho giai đoạn 2017 - 2021 giữa Chính phủ Việt Nam và 18 cơ quan Liên hợp quốc. Đây là dấu ấn quan trọng nêu bật cam kết mạnh mẽ của Liên hợp quốc và Chính phủ Việt Nam trong Chương trình hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự vì sự phát biển bền vững đến năm 2030. Kế hoạch Chiến lược chung 2017 - 2021 được xây dựng phù hợp với Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội 2011 - 2020, Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội 2016 - 2020 của Việt Nam, các SDG 2030, cũng như các cam kết quốc tế của Việt Nam về quyền con người. Kế hoạch Chiến lược chung tiếp tục tạo thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ đối tác giữa Liên hợp quốc, chính phủ, các đối tác tư nhân, các đối tác phát triển, các tổ chức và các nhóm phi chính phủ được thành lập hợp pháp. Đây cũng là nền tảng quan trọng để triển khai các hoạt động hợp tác cụ thể giữa Việt Nam và Liên hợp quốc.

Trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, phát triển bền vững ở khu vực và trên thế giới, đồng thời phấn đấu đưa quan hệ hợp tác với Liên hợp quốc đi vào chiều sâu, có hiệu quả thiết thực. Việt Nam tiếp tục cùng các nước thành viên đề cao các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, thúc đẩy các mối quan hệ quốc tế công bằng, bình đẳng, hữu nghị và hợp tác, bảo đảm lợi ích chính đáng của tất cả các nước, nhất là các nước đang phát triển. Việt Nam sẽ tăng cường tham gia ở cấp độ cao hơn vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, nỗ lực thực hiện thành công Chương trình nghị sự 2030, Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu,… ủng hộ các nỗ lực cải tổ Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả, minh bạch và dân chủ hóa trong mọi hoạt động của tổ chức./.----------------------

(1) Biến đổi khí hậu: Liên hợp quốc và Pháp hối thúc thế giới hành động khẩn cấp, TTXVN, ngày 09-10-2018

(2) Vấn đề người di cư: Đại hội đồng Liên hợp quốc tán thành hiệp ước toàn cầu về di cư, TTXVN, ngày 14-7-2018

(3) Vấn đề người di cư: Liên hợp quốc kêu gọi châu Âu khẩn trương tiếp nhận người di cư trên tàu Diciotti, TTXVN, ngày 25-8-2018

(4) Nghịch cảnh lãng phí lương thực trong khi trẻ chết đói gia tăng, TTXVN, ngày 17-10-2018

Với vị trí chiến lược quan trọng của Ba Tơ, nên địch bố trí lực lượng và phương tiện đáng kể nhằm bảo vệ phòng tuyến này. Để phá vỡ mắt xích trong hệ thống phòng thủ của địch, với quyết tâm giải phóng Ba Tơ, quân và dân ta đã phải trải qua cuộc chiến đấu kéo dài 45 ngày đêm mới tiêu diệt toàn bộ lực lượng quân địch nơi đây. Trong cuộc chiến khốc liệt này, thêm một lần nữa tình quân dân lại tỏa sáng.

Sau 45 ngày đêm (từ 15/9 - 30/10/1972), quân và dân Ba Tơ đã dũng cảm kiên cường phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực liên tục tấn công và giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng Ba Tơ năm 1972 đã ghi thêm vào lịch sử tỉnh Quảng Ngãi một chiến công vang dội. Trận đánh tiêu diệt chi khu quận lỵ Ba Tơ và trung tâm biệt kích Đá Bàn là trận đánh tiêu diệt lớn, đánh diệt gọn cứ điểm lớn bao gồm cả quản lý, chi khu phòng thủ rất kiên cố của địch. Ta đã giáng một đòn mạnh, làm rung chuyển hệ thống phòng ngự chiến thuật của địch, góp phần giải phóng hoàn toàn huyện đầu tiên của Quảng Ngãi.

Tại phòng trưng bày các tư liệu về Chiến dịch giải phóng Ba Tơ, ở Trung tâm Văn hóa và Giáo dục cộng đồng huyện Ba Tơ, có một lá cờ mang dòng chữ “Hy sinh vì Tổ quốc - Quyết giải phóng Ba Tơ” đã nhuốm màu thời gian. Đây là tinh thần quyết tâm của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi gửi gắm, động viên đơn vị chủ lực của Quân khu 5, trực tiếp là Trung đoàn 52 Tây Tiến tham gia trận đánh giải phóng Ba Tơ vào tháng 10/1972.

Ông Vũ Tùng Vi, nguyên Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy Ba Tơ phụ trách phía trước trong Chiến dịch giải phóng Ba Tơ kể lại, sau một thời gian Quân khu 5 điều động Trung đoàn 52 Tây Tiến vào Ba Tơ chuẩn bị chiến trường cho chiến dịch giải phóng, thì đến chiều 14/9/1972, Phó Tư lệnh Quân khu 5 Võ Thứ chuẩn bị phát lệnh tấn công. Lúc bấy giờ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi Trần Đình Triển cùng tham gia Lễ xuất quân của lực lượng Quân khu 5 đã thay mặt cho Tỉnh ủy Quảng Ngãi trao lá cờ “Hy sinh vì Tổ quốc - Quyết giải phóng Ba Tơ” cho Trung đoàn 52 Tây Tiến. Đồng chí Chỉ huy Trung đoàn nhận lá cờ, hứa quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.

“Đồng chí Võ Thứ quán triệt chỉ đạo của Thường vụ Khu ủy 5 giao cho Trung đoàn 52 Tây Tiến nhiệm vụ phải giải phóng cho được Ba Tơ trong thời gian sớm nhất. Lúc đó, chúng tôi nhận thấy Quân khu 5 đã hạ quyết tâm giải phóng Ba Tơ. Lực lượng của Quân khu được triển khai khá lớn, để phục vụ cho chiến dịch giải phóng Ba Tơ”, ông Vi nhớ lại.

Trong những ngày mở đầu chiến dịch, trên địa bàn huyện Ba Tơ mưa tầm tã gây lũ lớn. Tình hình chiến sự diễn ra rất ác liệt. Nhắc về chiến dịch 50 năm trước, cựu chiến binh Trần Thanh Cầm, hiện ở tổ dân phố Nam Hoàn Đồn, thị trấn Ba Tơ (Ba Tơ), vẫn nhớ như in những khó khăn mà quân giải phóng phải đối mặt. Khi ấy, ông Cầm là đội viên tham gia Đội công tác phía trước trong Chiến dịch giải phóng Ba Tơ năm 1972. Ông Cầm nhớ lại, tôi được phân công tham gia với Đại đội 6, Trung đoàn 52 Tây Tiến. Đơn vị của tôi đánh vào ấp Hoàn Đồn. Chúng tôi bám trụ, đánh địch một ngày một đêm tại trận địa.

Diễn biến vô cùng ác liệt, quân địch thả bom cày nát hết khu vực nơi đơn vị chúng tôi bám trụ. Trung đoàn 52 Tây Tiến phải tăng cường lực lượng, quyết tâm đánh thắng địch trên hướng tấn công phụ trách. Ngày 16/9/1972, đơn vị chúng tôi phải vượt suối Nước Ren, người sau bám lưng người trước để vượt suối đang nước lớn trong đêm tối. Sáng hôm sau, chúng tôi dồn toàn bộ hỏa lực tấn công vào quận lỵ Ba Tơ. Sau đó, chúng tôi tiếp cận khu vực Hoàn Đồn, đưa người dân nơi đây ra khu giải phóng.

Nhìn những hình ảnh, kỷ vật tại phòng trưng bày các tư liệu về Chiến dịch giải phóng Ba Tơ, cựu chiến binh Đinh Ngọc Đê cứ ngỡ trận chiến đấu với quân thù như mới diễn ra hôm qua. Trong trí nhớ của người lính già, nguyên Đại đội phó Đại đội 298, những cuộc tiến công của quân ta ngày ấy luôn có sự đồng lòng, góp sức của người dân địa phương.

Ông Đê kể, đơn vị chúng tôi được cấp trên điều động 2 trung đội tiếp viện cho Chiến dịch giải phóng Ba Tơ. Tôi cùng với du kích các xã Ba Giang, Ba Tô bao vây địch phía tây quận lỵ Ba Tơ. Thực lực của địch tại Ba Tơ lúc đó rất mạnh, nên cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt. “Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, quân dân một lòng, Chiến dịch giải phóng Ba Tơ cuối cùng đã thành công”, ông Đê nói với giọng đầy tự hào.

Nhắc về chiến thắng Ba Tơ cách đây 50 năm, GS.TS, Đại tá Lương Minh Cao, nguyên Tham mưu trưởng Trung đoàn 52 Tây Tiến khẳng định, giá trị lịch sử to lớn và vô cùng sâu sắc của giải phóng Ba Tơ là tình đoàn kết, gắn bó giữa Trung đoàn 52 Tây Tiến với quân dân Ba Tơ. “Những hình ảnh không thể phai mờ trong tâm trí các chiến binh Trung đoàn 52 Tây Tiến là hình ảnh các chị, các mẹ, nam nữ thanh niên cùng nhau chăm lo cho bộ đội, xung phong tải đạn, chuẩn bị lương thực cho bộ đội tiến công. Giữa nguy nan, nhưng tiếng cười luôn rộn ràng, ánh mắt ai cũng lạc quan và luôn tin vào chiến thắng. Vậy mới thấy, lòng dân Ba Tơ là “an toàn khu” quan trọng nhất của mỗi người lính sống và chiến đấu nơi đây”, Đại tá Cao bộc bạch.

Cũng theo Đại tá Cao, dù đã đi qua nhiều vùng đất, chiến đấu trên khắp các chiến trường, nhưng khi nghe 2 từ “mắm cái” là tôi nghĩ ngay đến Ba Tơ, đến Quảng Ngãi. “Sau khi đánh chiếm Ba Tơ, Trung đoàn 52 Tây Tiến đã phải điều chỉnh ngay đội hình từ tiến công sang phòng ngự để giữ vững Ba Tơ cho đến ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Hơn 2 năm đóng quân tại đây, chúng tôi được người dân nhường cơm sẻ áo. Và mắm cái, đặc sản của vùng biển Quảng Ngãi, luôn được các chị, các mẹ cho bộ đội rất nhiều”, Đại tá Cao giải thích. Nhắc đến đây, đôi mắt Đại tá Cao bỗng rưng rưng. “Sau những trận chiến đấu ác liệt, chúng tôi trở về gặp các mẹ. Câu đầu tiên chúng tôi nghe thấy từ đôi môi đang móm mém nhai trầu là đứa nào còn, đứa nào mất vậy con”, giọng vị đại tá già run run kể.

Năm 1972, ông Phạm Thanh Nghìn, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, vừa tròn 16 tuổi. Ngày ấy, chàng trai trẻ người Hrê này dạy học tại xã Ba Cung (Ba Tơ). Nhớ về những ngày diễn ra Chiến dịch giải phóng Ba Tơ, ông Nghìn kể với giọng đầy hào hứng. Ngày ấy, ông Nghìn là thầy giáo “2 trong 1”, khi ông được bộ đội ta tin tưởng, cấp cho một khẩu súng, nên ông vừa dạy, vừa làm du kích. Những đêm mưa lớn, trời tối đen như mực, bộ đội ta khó xác định hướng di chuyển. Là người địa phương, ông Nghìn rất rành đường nên đã trực tiếp dẫn bộ đội làm công tác thông tin liên lạc đến những vị trí thuận lợi để truyền thông tin. “Với vùng rừng núi, sông suối dày đặc, hiểm trở như Ba Tơ, khi bộ đội chủ lực tác chiến trên địa bàn, thì sự hỗ trợ của lực lượng tại chỗ, đồng bào địa phương rất quan trọng. Có thể nói, sự đùm bọc, chở che và tiên phong dẫn đường của đồng bào các dân tộc huyện Ba Tơ đã góp phần làm nên chiến thắng oanh liệt”, ông Nghìn bày tỏ.

Trong Chiến dịch giải phóng Ba Tơ, hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ và người dân đã không tiếc xương máu để làm nên chiến thắng lịch sử. Câu chuyện của mỗi người từng góp mặt trong chiến dịch này sẽ làm dày thêm trang sử hào hùng của quê hương và giúp chúng ta thêm hiểu, vì sao lực lượng cách mạng luôn đứng vững trên mảnh đất này.

Nội dung: H.TRIỀU - H.ANH - X.THIÊN, Thiết kế, trình bày: L.H/BQNĐT

Kỳ cuối: Sáng mãi hào khí Ba Tơ